
-
Hội chợ spoga+gafa 2025: Cơ hội phát triển thị trường, khám phá xu hướng bền vững lĩnh vực đồ gỗ ngoài trời, gốm sứ
-
Bệnh viện FV đầu tư 8 triệu USD cho hệ thống xạ phẫu Robot tích hợp AI
-
Kiện toàn Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Hà Nội
-
Hà Nội yêu cầu khẩn trương cắt giảm 30% điều kiện đầu tư, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp
-
BSR nhận Hồ sơ thiết kế FEED Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất -
Hai tập đoàn hạ tầng hàng đầu Việt Nam hưởng ứng mạnh mẽ Nghị quyết số 68
![]() |
Mục tiêu thời gian tới của Zanado.com là tăng trưởng ổn định và trở thành công ty thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam về ngành thời trang |
Từ group - buying đến B2C2C
Ông Phan Văn Sơn, Giám đốc Điều hành kiêm nhà sáng lập của Zanado.com cho biết, tiền thân của Zanado.com là sieumua.com, website hoạt động theo mô hình mua theo nhóm (group-buying) được thành lập cuối tháng 11/2011. Trước khi đổi tên, sieumua.com có khoảng 2 triệu lượt truy cập mỗi tháng và ở những lúc cao điểm, website này có hơn 3.000 đơn hàng mỗi ngày.
Tuy nhiên, con số này không làm ông Sơn an tâm. Tốt nghiệp Đại học Giao thông - Vận tải chuyên ngành kinh tế vận tải biển, ông Sơn đến với thương mại điện tử bằng cách tự dấn thân mày mò vừa làm, vừa trải nghiệm, nên thất bại cũng không ít. Ông cho rằng, trong ngành này, lòng tin của người dùng quyết định sự thành công mang tính dài hạn cho mỗi doanh nghiệp, hơn là việc có là một số lượng đơn hàng lớn trong ngắn hạn.
Theo ông Sơn, với mô hình group-buying ở Việt Nam, người ta mua hàng vì giá rẻ, ở đâu có giá rẻ hơn họ sẽ mua, nên chẳng mấy ai có lòng trung thành với các công ty theo kiểu mô hình này. Thứ đến là, giá rẻ sẽ rất khó có được chất lượng hàng hóa và dịch vụ tốt cho khách hàng, dẫn đến đôi khi bán hàng càng nhiều thì càng mất khách.
“Lúc đó, sieumua.com đi theo group-buying để thu hút lượng truy cập ban đầu và xây dựng quy trình vận hành là chính. Tuy nhiên, sau khi có nền tảng người sử dụng ổn định là lúc Công ty bắt đầu tiến hành thay đổi”, ông Sơn nói.
Chính vì thế, tháng 3/2014, sieumua.com bắt đầu chuyển hướng, chỉ tập trung ngành hàng thời trang và tiến hành đổi mới như thành lập bộ phận chuyên kiểm tra chất lượng hàng đầu vào, thay đổi hình ảnh sản phẩm toàn diện, đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng.
Những rào cản
Quyết định chuyển hướng đã ảnh hưởng rất nhiều đến nội bộ của Công ty vào lúc bấy giờ. Theo đó, số lượng mặt hàng kinh doanh trên website giảm tới 90%, dẫn đến việc đơn hàng từ con số hơn 3.000, giảm không phanh xuống chỉ còn vài trăm đơn mỗi ngày. Nhưng quan trọng hơn là khoảng cách về hành vi của khách hàng, với group-buying, khách hàng của sieumua.com đã quen với giá rẻ nay website chuyển hướng đồng nghĩa với việc họ sẽ phải mua hàng với giá cao hơn 30-40% trở lên so với mô hình cũ, nên thời gian đầu gặp khá nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng.
Không nhiều người tin Công ty sẽ có thể làm được việc này. Nhân viên chán nản, thậm chí nghi ngờ sự sụp đổ của doanh nghiệp vì đơn hàng giảm quá mạnh trong một thời gian khá dài. Đó là chưa kể, HĐQT thiếu đồng thuận trong một số quyết định, nhưng ông Sơn vẫn cương quyết thực hiện.
Về phía đối nội, Công ty bắt đầu cắt giảm nhân sự ở phòng vận hành, vì đơn hàng đã giảm hơn 80%. Tuy nhiên, phòng kinh doanh, chăm sóc khách hàng, kiểm hàng lại tăng thêm nhân sự để bắt đầu xây dựng lại mô hình mới, đặc biệt là phòng chăm sóc khách hàng và kiểm hàng. Ông Sơn cho rằng, có được sự tin tưởng của khách hàng, thì công tác chăm sóc khách hàng, chất lượng sản phẩm phải hoàn thiện ngay từ đầu.
Về phía đối ngoại, giá cả trên sieumua.com bắt đầu tăng dần tương ứng với chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ. Vẫn những mặt hàng giảm giá hơn 30% chiếm phần lớn website lúc đó, các mặt hàng giảm ít thậm chí không giảm giá xuất hiện với tần suất thấp, rồi tăng dần.
Sau khi tái cơ cấu mô hình năm 2014 vừa ổn và đơn hàng tăng trưởng trở lại, thì ông Sơn lại lại thay đổi thương hiệu từ Siêu Mua sang Zanado vào trung tuần tháng 3/2015.
Khi được hỏi vì sao lại quyết định thay đổi nhanh như vậy, chỉ sau 6 tháng, ông Sơn cho rằng, nếu chậm, thì sẽ vuột mất cơ hội kinh doanh. Theo đó, quá trình tái cơ cấu của Công ty diễn ra phải mất 3-6 tháng và nên thay đổi ngay từ đầu năm (tính theo năm âm lịch) vì đây là mùa thấp điểm trong kinh doanh bán lẻ, doanh thu giảm, nên tái cơ cấu sẽ giảm thiểu rủi ro về mặt tài chính. Đó là chưa kể nếu làm tốt, Công ty sẽ kịp vào mùa cao điểm kinh doanh bắt đầu từ tháng 9 hàng năm.
“Thương mại điện tử Việt Nam là ngành mới và năng động không ai có thể biết trước điều gì sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, nên muốn thay đổi, cần tiến hành ngay và nhanh nhất có thể”, ông Sơn chia sẻ và cho biết, hiện Zanado.com có hơn 1.500 đơn hàng/ngày, giá trị trung bình một đơn hàng tăng trưởng 80% so với trước thời kỳ tái cơ cấu.
Mối lương duyên với Seedcom
Theo đại diện Seedcom, một trong những nguyên nhân khiến Công ty đầu tư vào Zanado.com là do ông Sơn là người phù hợp nhất với mảng kinh doanh thời trang trực tuyến.
Về phần mình, ông Sơn cho biết, mục tiêu thời gian tới của Zanado.com là tăng trưởng ổn định và định hình trong vòng 3 năm tới sẽ là công ty thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam về ngành thời trang. Zanado.com đang lên kế hoạch tuyển dụng nhiều nhân sự cấp cao để nâng cao năng lực của Công ty, cũng như chuẩn bị các bước để phát triển dài hơn trong thời gian tới.
Hiện tỷ lệ người sử dụng Internet trên di động ngày càng tăng, theo báo cáo thương mại điện tử 2014 của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin Bộ Công thương (VECITA), có đến 36% dân số sử dụng sử dụng Internet bằng nền tảng này, 15% trong số đó từng mua hàng - website Wearesocial.com công bố.
Theo kinh nghiệm của ông Sơn, tỷ lệ chuyển đổi trên di động có tăng, nhưng vẫn còn rất thấp, vì việc mua hàng là cả một quá trình, chứ không đơn giản chỉ là vài bước như xem tin tức. Tuy nhiên, việc phát triển ứng dụng Zanado.com trên các nền tảng di động là điều Công ty đã và đang làm rất ráo riết, vì nếu làm tốt, sẽ giúp tiết kiệm chi phí tiếp thị, giúp người dùng dễ dàng mua sắm trên thiết bị di động hơn.
Trả lời câu hỏi đâu là chi phí lớn trong việc kinh doanh thương mại điện tử, ông Sơn cho rằng, hiện chi phí giao nhận và tiếp thị chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu giá của các công ty thương mại điện tử nói chung và Zanado.com nói riêng.
“Chúng tôi có 4 năm phát triển thương mại điện tử và chỉ chuyên ngành hàng thời trang, nên khá hiểu thị trường và người dùng trong mảng này. Đây có thể là lợi thể lớn nhất. Mục tiêu của Công ty là tăng trưởng 80-100% mỗi năm trong vòng 3 năm tới và cố gắng tăng giá trị đơn hàng trung bình lên 200% mỗi năm", ông Sơn khẳng định.

-
Hội chợ spoga+gafa 2025: Cơ hội phát triển thị trường, khám phá xu hướng bền vững lĩnh vực đồ gỗ ngoài trời, gốm sứ
-
Doanh nghiệp Việt triển khai kế hoạch nhập khẩu hàng từ Mỹ
-
Bài 1: Giải cứu bản năng sản xuất khỏi mê cung bất động sản
-
Bệnh viện FV đầu tư 8 triệu USD cho hệ thống xạ phẫu Robot tích hợp AI
-
Kiện toàn Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Hà Nội -
Hà Nội yêu cầu khẩn trương cắt giảm 30% điều kiện đầu tư, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp -
BSR nhận Hồ sơ thiết kế FEED Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất -
Hai tập đoàn hạ tầng hàng đầu Việt Nam hưởng ứng mạnh mẽ Nghị quyết số 68 -
Phải có cách làm mới, làm khác để thực hiện bằng được các mục tiêu của Nghị quyết 68 -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 7/5/2025 -
Dự kiến sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và cấp C/O
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược