
-
Nền tảng ký hợp đồng và văn bản điện tử VNeDOC đón nhận giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Thủ tướng chỉ thị nâng cao hiệu quả công tác giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
-
Nhựa Tiền Phong khởi động Tổ hợp Giáo dục Tiền Phong hơn 1.162 tỷ đồng
-
Bàn giải pháp thích ứng chính sách thuế mới, bảo vệ thị trường xuất khẩu
-
Sức ép tuân thủ lớn với doanh nghiệp xuất hàng vào EU -
Hải Phòng: Khánh thành nhà máy công nghệ vật liệu mới HMT 87 triệu USD
Nhà máy của Mediplast tại Bắc Ninh |
Theo công văn của Bộ Y tế, kể từ ngày 12/7/2016, Vinamed là doanh nghiệp cổ phần, không còn là doanh nghiệp nhà nước, mọi hoạt động của Vinamed được tuân thủ theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ hoạt động công ty cổ phần thông qua Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông công ty.
Bộ Y tế cũng khẳng định, việc chuyển nhượng 750.000 cổ phần tại Mediplast và 358.333 cổ phần tại Tổng công ty cổ phần Y tế Danameco là các khoản đầu tư của Vinamed tại các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Vinamed theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ hoạt động của Vinamed.
Về quản lý nguồn vốn nhà nước đầu tư, Vinamed là doanh nghiệp cổ phần, không phải công ty nhà nước; do đó Vinamed không thuộc đối tượng áp dụng theo điều 38, Nghị định 91/2015/NĐ-CP về chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên (không vi phạm nghị định 91/2015/NĐ-CP).
Liên quan đến việc sáp nhập Mediplast vào Vinamed thành một pháp nhân dẫn đến thay đổi tỷ lệ vốn nhà nước từ 20% xuống còn 14%, Bộ Y tế cho rằng, số cổ phần nhà nước trong Vinamed vẫn được giữ nguyên là 1.760.000 cổ phần, sự thay đổi tỷ lệ vốn nhà nước là do vốn điều lệ của Vinamed sau sáp nhập tăng lên (từ 88 tỷ đồng lên hơn 125 tỷ đồng).
Việc sáp nhập không làm giảm trị giá số vốn nhà nước, số lượng cổ phần nhà nước tại Vinamed. Toàn bộ số cổ phần này cũng đã được chuyển giao cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vào ngày 10/10/2017. Mặt khác, tỷ lệ vốn Nhà nước tại Vinamed vẫn còn tiếp tục thay đổi vào năm 2018 khi toàn bộ số vốn nhà nước sẽ được SCIC thực hiện thoái toàn bộ.
Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam tiền thân là Cục Vật tư và Xây dựng cơ bản – Bộ Y tế, đơn vị chính thức được đổi tên thành Tổng công ty Thiết bị Y tế Việt Nam vào ngày 2/5/1996 theo quyết định số 720/BYT-QĐ của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Doanh thu 9 tháng đầu năm 2017 của Vinamed đạt 126 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế đạt 16,5 tỷ, tăng 16% so với cùng kỳ; thu nhập bình quân người lao động là 10,2 triệu đồng/tháng. Dự án đầu tư nhà máy Nhựa Y tế tại Bắc Ninh đã hoàn thành và đi vào hoạt động ổn định.

-
Hải Phòng: Khánh thành nhà máy công nghệ vật liệu mới HMT 87 triệu USD -
Vietjet khai thác đường bay Côn Đảo từ Hà Nội và TP.HCM - Kết nối hành trình văn hóa, tâm linh và nghỉ dưỡng xanh -
Vai trò của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình -
Thép Nam Kim khởi động dự án ở Chu Lai; Vinalink nói gì về Amazon; HAGL nhờ chuối -
Dolphin Sea Air Services Corporation ra mắt Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang -
Các sản phẩm của Masan Consumer được UBND TP.HCM vinh danh -
Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh
-
Cùng VPBank khám phá “vẻ đẹp tiền ẩn” khi hiểu mình và tư duy chủ động với tiền
-
CT Group bắt tay Tập đoàn ARUP để phát triển đô thị bền vững
-
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Co-opBank thành công tốt đẹp
-
VietNam Land chính thức ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura