
-
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt
-
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20%
-
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp
-
Lần đầu tiên có hệ sinh thái an ninh mạng ứng dụng AI và dữ liệu tình báo
-
Deloitte: AI giúp tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD/năm -
Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia
Gặp gỡ báo chí Việt Nam sau một hội thảo liên quan đến phát triển 5G tại Việt Nam, ông Anup Changaroth, Giám đốc cấp cao Phòng Công nghệ và Phát triển Kinh doanh Chiến lược, Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn Ciena khẳng định, Ciena luôn sẵn sàng và mong muốn được tham gia vào quá trình phát triển công nghệ 5G ở Việt Nam.
“Với nhiều nước, người ta vẫn định vị 5G không phải là câu chuyện của hôm nay, năm nay mà là câu chuyện của 2 năm tới hay xa hơn một chút, nhưng quá trình chuẩn bị phải bắt đầu từ bây giờ để tạo ra những nền tảng căn bản giúp 5G nhanh chóng phát triển trong thực tế. Ở Việt Nam, thời điểm có thể xa hơn, nhưng ngay từ lúc này, tất cả các đơn vị cung cấp dịch vụ hạ tầng mạng đều cần phải nghiên cứu trước xem họ cần phải chuẩn bị những gì”, ông Anup Changaroth nói.
![]() |
Ông Anup Changaroth, Giám đốc cấp cao Phòng Công nghệ và Phát triển Kinh doanh Chiến lược, Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn Ciena |
Có mặt tại thị trường Việt Nam từ rất sớm, Ciena đã hợp tác với rất nhiều khách hàng Việt Nam để trở thành là một trong những đơn vị cung cấp truyền dẫn cáp quang, đặc biệt là cung cấp băng thông rất lớn cho mạng trục Việt Nam và khu vực. Công ty Viễn thông liên tỉnh - VTN - có thể nói là một trong những khách hàng đầu tiên của Ciena tại thị trường Việt Nam.
“Chúng tôi đang nhìn thấy nhu cầu truyền dẫn băng thông rất lớn của thị trường Việt Nam, và chúng tôi đang đặt nhiều kỳ vọng vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường này”, ông Anup Changaroth nói.
Thông tin cho biết, hiện nay, tại Việt Nam, Ciena đã và sẵn sàng cung cấp một loạt sản phẩm và giải pháp giúp cải thiện hoạt động vận hành mạng và viễn thông tiên tiến, cũng như các ngành kinh doanh bao gồm cáp quang gói tích hợp, mạng gói, và tự động hóa thông minh.
Trong đó, các gói cáp quang tích hợp được thiết kế nhằm hiện đại hóa mạng. Các sản phẩm cáp quang gói tích hợp của Ciena hội tụ các tính năng Ethernet, TDM và WDM toàn diện trên các nền tảng đơn lẻ để cung cấp các dịch vụ mới và hiện có một cách hiệu quả về chi phí, từ tiếp cận truy cập đường biên, dọc theo lõi đường trục và qua các tầng đại dương.
Trong khi đó, liên quan đến việc tham gia trực tiếp vào việc cung cấp dịch vụ 5G, ông Anup Changaroth cho biết, Ciena chủ yếu tham gia dưới hai hình thức.
Một là xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn cho các công nghệ như ITU, GSMA hay một số công nghệ khác mà bản thân Ciena cũng tham gia xây dựng các tính năng hay cấu hình cho các hệ thống tiêu chuẩn này.
Hai là tham gia vào cung cấp công nghệ và các giải pháp cho từng khách hàng cụ thể. “Chúng tôi có các khách hàng ở Mỹ, Úc và Nhật. Đây là những đơn vị xây dựng hạ tầng cơ sở để cung cấp nền tảng 5G”, ông Anup Changaroth nói và cho biết, ở Việt Nam, Ciena sẵn sàng cung cấp thông tin và tư vấn cho các khách hàng về cách thức xây dựng hệ thống hay tổ chức các hệ thống kiểm soát phần mềm như thế nào cho hiệu quả khi chuyển sang 5G.
“Chúng tôi tin rằng, với bất kỳ khách hàng nào lựa chọn Ciena ngay bây giờ sẽ có cơ hội mở rộng sang công nghệ 5G sớm hơn so với bất kỳ một công ty dịch vụ nào khác”, ông Anup Changaroth nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi của Báo Đầu tư, ông Anup Changaroth cho biết, lý do khiến các nhà cung cấp dịch vụ nên lựa chọn công nghệ và dịch vụ của Ciena là vì Tập đoàn có những lợi điểm quan trọng.
Thứ nhất, đó là khả năng mở rộng, nâng cấp hệ thống network. Theo đó, Ciena có khả năng nâng cấp bước sóng, đường truyền từ 10 Gbps lên 40 Gbps - 100 Gbps, tiếp nữa là 200 Gbps, thậm chí tới đây là 400 Gbps chỉ trong một thời gian rất ngắn, điều mà không đối thủ nào có thể làm được.
Thứ hai, đó là hiện nay Ciena vẫn là nhà cung cấp duy nhất trên nền tảng phần mềm là mã nguồn mở. “Có nghĩa là chúng tôi công bố công khai cho các khách hàng để họ tự tích hợp hệ thống, tự nâng cấp và mở hệ thống mà không cần phải trả thêm chi phí gì. Chúng tôi sử dụng công nghệ API, hệ thống sử dụng mã nguồn mở giúp mang lại sự chủ động cho khách hàng”, ông Anup Changaroth nhấn mạnh.
“Chúng tôi sẽ không chỉ dừng lại ở năng lực cung cấp bước sóng là 400 Gbps, mà đầu năm tới sẽ tiếp tục nâng cấp lên thành 600-800 Gbps trên một bước sóng. Nghĩa là troong 12 tháng, bước sóng có thể tăng được gấp đôi. Do vậy, chúng tôi luôn tin tưởng sẽ đi trước tất cả các đối thủ khác”, ông Anup Changaroth tin tưởng.

-
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt
-
Đường ray pháp lý giúp thương mại điện tử tăng tốc
-
Quy định về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
-
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20%
-
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp -
Lần đầu tiên có hệ sinh thái an ninh mạng ứng dụng AI và dữ liệu tình báo -
Danh mục dữ liệu quan trọng, dữ liệu cốt lõi -
Deloitte: AI giúp tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD/năm -
Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia -
MobiFone và VPBank hợp tác chiến lược, tích hợp toàn diện tài chính - viễn thông -
Ngành chế tạo Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi công nghệ xanh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower