Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Đề xuất cho phép phương tiện khác được sử dụng làn đường của buýt BRT
 
Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị (Sở GT-VT Hà Nội) cho biết, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của tuyến buýt nhanh BRT01 (Bến xe Yên Nghĩa - Kim Mã), trung tâm đã đề xuất thành phố cho phép các tuyến buýt thường được sử dụng làn đường dành riêng cho BRT từ 4 giờ đến 23 giờ hàng ngày.

Các phương tiện khác được sử dụng làn đường dành riêng cho BRT từ 23 giờ đến 4 giờ ngày hôm sau. Đồng thời, sẽ xén hè để di chuyển 10 điểm dừng xe buýt tiếp cận với nhà chờ BRT nhằm giảm khoảng cách đi bộ của hành khách trung chuyển với xe buýt thường xuống dưới 100 m.

Đồng thời, cải thiện hạ tầng cho người khuyết tật sử dụng xe lăn tiếp cận nhà chờ BRT; bố trí dải phân cách cứng giữa làn BRT và làn đường giao thông chung để hạn chế tình trạng các phương tiện khác đi lấn vào làn đường BRT; tổ chức các điểm trông giữ xe đạp, xe máy tại khu vực lân cận các nhà chờ của tuyến BRT tạo thuận lợi cho hành khách gửi xe cá nhân chuyển sang sử dụng tuyến BRT; rà soát và lắp đặt đèn tín hiệu ưu tiên cho hành khách sang đường tiếp cận nhà chờ sử dụng BRT...

Cùng với đó, tuyến buýt nhanh BRT01 cũng sẽ được tăng cường các dịch vụ tiện ích nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành khách như: Sử dụng thẻ vé điện tử để tăng sự thuận tiện, giảm thời gian tiếp cận cho hành khách; bổ sung bảng thông tin cho hành khách, thông báo bằng âm thanh tại các nhà chờ; nghiên cứu và thiết kế, bố trí thêm nhà vệ sinh tại một số nhà chờ chính đảm bảo mỹ quan và không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị, sau 1 năm chính thức đi vào vận hành, tuyến buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội vận chuyển được gần 5 triệu lượt hành khách. Tỷ lệ xe xuất bến đúng giờ đạt 98,7%. Tốc độ chạy xe trung bình gần 20km/giờ (nhanh hơn 30% so với buýt thường); thời gian chạy xe trung bình là 45 phút/lượt (giảm gần 20% so với xe buýt thường).

Vận tốc chạy xe ổn định, đúng kế hoạch do được hoạt động trong làn đường dành riêng, ít bị tác động bởi tình trạng ùn tắc giao thông. Đa phần hành khách hài lòng và đánh giá chất lượng dịch vụ của tuyến có những ưu điểm, thuận tiện hơn nhiều so với các tuyến buýt thông thường khác.

Chi tiết lộ trình 2 tuyến xe bus điện tại TP.HCM vừa được vận hành thí điểm
Hai tuyến xe buýt điện thí điểm tại TP.HCM sẽ do Tập đoàn Mai Linh và Công ty TNHH quản lý và kinh doanh bất động sản Phố Cảnh thực hiện.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư