Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Đèo Cả công bố chính sách quản lý, kiểm soát dòng tiền
Sơn Thắng - 15/09/2014 06:48
 
Chủ đầu tư Dự án Hầm đường bộ Đèo Cả công bố chính sách quản lý dòng tiền nhằm đảm bảo lợi ích các bên cũng như sử dụng đúng mục đích dòng tiền.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Đầu tư gần 5.000 tỷ cho Dự án hầm đèo Cù Mông
Mục sở thị đại công trường hầm Đèo Cả
VietinBank giải ngân 1.800 tỷ cho Dự án Hầm Đèo Cả
Hầm đường bộ Đèo Cả: Nguyên tắc tạm ứng cho nhà thầu
Chọn nhà đầu tư: Khổ vì cơ chế đặc thù

Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả (DCIC) vừa tổ chức hội nghị công bố chính sách quản lý và kiểm soát dòng tiền đối với các dự án hầm đường bộ Đèo Cả và dự án mở rộng quốc lộ 1A đoạn Đèo Cả - Khánh Hòa.

  Đèo Cả công bố chính sách quản lý, kiểm soát dòng tiền  
  CTCP Đèo Cả công bố chính sách quản lý dòng tiền nhằm đảm bảo lợi ích các bên cũng như sử dụng đúng mục đích dòng tiền  

Lần đầu tiên, một chủ đầu tư dự án hạ tầng quan trọng công khai, minh bạch chính sách này, nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà thầu triển khai dự án.

Chính sách này cũng không ngoài mục đích đảm bảo quyền lợi cho các bên, trong đó có Chủ đầu tư dự án, cũng như đảm bảo tiền tạm ứng thi công chỉ phục vụ cho việc triển khai dự án.

Theo đánh giá của nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải – TS. Hồ Nghĩa Dũng, chính sách này hoàn toàn phù hợp với đặc thù của dự án, trong điều kiện căng thẳng về tiến độ, vừa thiết kế, vừa thi công, loại hình đầu tư phức tạp như hầm đường bộ Đèo Cả.

TS. Hồ Nghĩa Dũng cho rằng, một hội nghị như thế này sẽ làm rõ sự phối hợp trao đổi thông tin giữa các bên và qua ý kiến phản biện của các bên liên quan để tìm đến sự thống nhất trong cách quản lý điều hành dự án một cách tốt nhất.

Theo ông Lê Quỳnh Mai, Giám đốc Ban quản lý Dự án Đèo Cả, mọi chính sách đều dựa trên nguyên tắc rõ ràng. Chính sách quản lý dòng tiền được triển khai dựa trên các nguyên tắc cho việc kiểm soát công tác nghiệm thu, thanh toán và hoàn ứng cũng như kiểm soát khoản tạm ứng cho nhà thầu.

Ông Mai cho rằng, nguyên tắc của kiểm soát nghiệm thu và hoàn ứng là đảm bảo thanh toán phù hợp với thực tế triển khai thi công trên công trường của nhà thầu và đáp ứng được yêu cầu theo quy định nhà nước và hợp đồng.

Việc kiểm soát này cũng phải đảm bảo việc thu hồi khoản tạm ứng và đáp ứng được quy định của công trình, chờ quyết toán do Chủ đầu tư ban hành.

Liên quan đến kiểm soát dòng tiền tạm ứng, ông Mai cho biết, việc này dựa trên nguyên tắc phải đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời nguồn tài chính cho nhà thầy triển khai công việc, phù hợp với đặc điểm dự án, cũng như đảm bảo khoản tạm ứng sử dụng đúng mục đích.

Chính sách này cũng phân định rõ trách nhiệm liên quan đến hợp đồng với nhà thầu. Đơn cử như Ban Quản lý dự án 85 (Bộ GTVT) với vai trò tư vấn quản lý dự án thì có trách nhiệm tư vấn cho chủ đầu tư những biện pháp thực hiện hợp đồng đảm bảo tính khả thi cho dự án.

Chủ đầu tư hầm đường bộ Đèo Cả cũng quy định rõ về chính sách tạm ứng, trong đó nhấn mạnh vài trò của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), với tư cách là nhà tài trợ chính dự án, trong chính sách quản lý dòng tiền.

Theo chính sách này, mọi dòng tiền đều nằm trong hệ thống quản lý của VietinBank, trên cơ sở phối hợp giữa Chủ đầu tư, nhà thầu và VietinBank.

Chủ đầu tư cũng nhấn mạnh việc nhà thầu phát hành thư bảo lãnh khoản tạm ứng bởi ngân hàng khác hệ thống với VietinBank. Ngân hàng bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện các điều khoản theo các điều kiện thống nhất giữa DCIC với VietinBank.

Điều khoản này ghi rõ chi tiết, thư bảo lãnh khoản tiền tạm ứng là loại bảo lãnh vô điều kiện, không hủy ngang và có hiệu lực đến khi khoản tạm ứng được thu hồi hết.

Trong chính sách vừa công bố cũng có những điều khoản hướng dẫn chi tiết về quy trình nghiệm thu phục vụ thanh toán cho các nhà thầu cũng như quy hình những thủ tục, các đơn vị liên quan đễn hồ sơ thanh toán, nhằm mục đích tạo thuận lợi tối đa cho nhà thầu và đảm bảo tính minh bạch trong công tác này.

Liên quan đến quy trình giải ngân, ông Lê Quỳnh Mai cho biết, DCIC cũng đã nêu rõ những loại hình giải ngân cơ bản để nhà thầu nắm và đảm bảo lợi ích các bên liên quan. Trong đó tập trung vào các hình thức giải ngân như giải ngân cho nhà thầu từ khoản tạm ứng, giải ngân theo hồ sơ thanh toán và giải ngân cho chương trình bình ổn giá vật liệu.

Đối với giải ngân cho nhà thầu từ khoản tạm ứng, ông Mai cho rằng, trong giai đoạn đầu thực hiện gói thầu, do đặc thù của việc triển khai dự án là vừa thiết kế, vừa thi công, nên việc giải ngân cho nhà thầu cần phải linh hoạt và phù hợp.

Giai đoạn này, ngân hàng bảo lãnh khoản tạm ứng  có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý dự án xác định công việc nhà thầu đã triển khai cũng như kế hoạch thi công trong thời gian đến để làm cơ sở giai ngân.

Những lần giải ngân tiếp theo dựa trên cơ sở kiểm tra thực tế tiến độ hoàn thành tại công trường thông qun hồ sơ nghiệm thu kết hợp với kế hoạch tiếp theo của nhà thầu.

Đối với giải ngân theo hồ sơ thanh toán, theo ông Mai, việc giải ngân này do VietinBank đảm nhận dựa trên hồ sơ thanh toán đã được DCIC phê duyệt. Đây cũng là cơ sở để ngân hàng bảo lãnh thực hiện việc hoàn ứng.

Phương thức giải ngân này cũng quy định rõ sự phối hợp nhịp nhàng giữa VietinBank, ngân hàng bảo lãnh và Ban quản lý dự án trong việc xác định khối lượng triển khai của nhà thầu.

Một chi tiết đáng chú ý khác đối với dự án hầm đèo Cả, đầy là dự án hạ tầng đầu tiên được Chủ đầu tư áp dụng chính sách bình ổn giá vật liệu. “Đã có chính sách thì tiến trình giải ngân cũng phải có những quy định cụ thể liên quan đến chương trình bình ổn giá” ông Mai nói

Theo ông Mai, việc giải ngân cho chương trình bình ổn giá vật liệu dựa trên cơ sở hồ sơ thanh toán nhà thầu thực hiện chương trình, VietinBank sẽ thực hiện giải ngân sau khi Chủ đầu tư chấp nhận hồ sơ thanh toán.

“Việc giải ngân này đòi hỏi ngân hàng bảo lãnh khoản tạm ứng nhà thầu thực hiện chương trình phải phối hợp với Ban quản lý dự án kiểm tra xác định khối lượng vật liệu cung ứng thực tế”, ông Mai phân tích.

Chính sách quản lý và kiểm soát dòng tiền mặc dù rất mới lạ đối phần lớn các nhà thầu tham gia, nhưng đây là quy trình khẳng định tính minh bạch trong quản lý dự án của DCIC, đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng của các nhà thầu, Chủ đầu tư cũng như các đơn vị tín dụng liên quan, nên chính sách này được các bên liên quan hưởng ứng.

Đại diện VietinBank khẳng định rằng sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các nhà thầu giải ngân và bảo lãnh tạm ứng. Tuy nhiên, mọi vấn đề phải cần xem xét theo quy trình cũng như quy định giải ngân, tạm ứng thầu.

Sau khi công bố chính sách quản lý và kiểm soát dòng tiền và tiếp thu ý kiến của các bên liên quan, ông Hồ Minh Hoàng, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc DCIC đề nghị Vietinbank, Ngân hàng cấp bảo lãnh tạm ứng các gói thầu xem xét lại các điều kiện bảo lãnh, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ để nhanh chóng giải giải ngân cho Nhà thầu.

Ông Hoàng cũng yêu cầu các bên liên làm rõ các thông tin, phạm vi công việc, và vai trò trách nhiệm của từng Đơn vị căn cứ hợp đồng đã được ký kết, nếu xét thấy chưa rõ cần điều chỉnh, thời gian hoàn thành trong tháng 10/2014

“Liên quan đến quy trình nghiệm thu, thanh toán, các đơn vị liên quan cần chỉnh sửa lại quy trình nghiệm thu, thanh toán đã được ban hành trước đây, đảm bảo công tác kiểm tra phải chặt chẽ và khoa học tránh việc chồng chéo trong quá trình thực hiện” ông Hoàng yêu cầu.

Dự kiến, sau khi hoàn thiện, chính sách quản lý và kiểm soát dòng tiền sẽ được ban hành và áp dụng trong tháng 10/2014.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư