Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 23 tháng 04 năm 2024,
Gần 11.000 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 11/2017
Anh Phong - 27/11/2017 15:44
 
Theo Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong tháng 11/2017, có 10.920 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký 109.899 tỷ đồng.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Tính chung 11 tháng đầu năm 2017, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động của cả nước là 140.394 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký vào nền kinh tế là 2.714.410 tỷ đồng. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 11 tháng đầu năm 2017 đạt 9,8 tỷ đồng, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tháng 11, có gần 11.000 doanh nghiệp thành lập mới 1Tình hình doanh nghiệp, vốn và lao động đăng ký thành lập mới theo lĩnh vực hoạt động. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Về số doanh nghiệp đăng ký, trong 11 tháng qua, lượng doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở những ngành nghề như: bán buôn; bán lẻ; sửa chữa, ô tô, xe máy có 41.627 doanh nghiệp, chiếm 35,9%; công nghiệp chế biến, chế tạo có 14.846 doanh nghiệp, chiếm 12,8%; xây dựng có 14.695 doanh nghiệp, chiếm 12,7%; khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác có 8.663 doanh nghiệp, chiếm 7,5%... 

Qua xem xét về số lượng và tốc độ gia tăng về số doanh nghiệp cho thấy, ngành bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có số lượng doanh nghiệp đăng ký nhiều nhất so với cả nước, nhưng xét về tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp của ngành nghề so với cùng kỳ năm 2016 thì ngành kinh doanh bất động sản có tỷ lệ cao nhất là 60,5%.

Về số vốn đăng ký, trong 11 tháng đầu năm, ngành kinh doanh bất động sản có số vốn đăng ký mới nhiều nhất là 314.266 tỷ đồng, chiếm 27,8%; tiếp đến là bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 182.021 tỷ đồng, chiếm 16,1%; xây dựng có 155.292 tỷ đồng, chiếm 13,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo có 134.072 tỷ đồng, chiếm 11,8%; sản xuất phân phối điện, nước, ga có 63.148 tỷ đồng, chiếm 5,6%; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác có 56.552 tỷ đồng, chiếm 5,0%; dịch vụ lưu trú và ăn uống có 40.487 tỷ đồng, chiếm 3,6%;... 

Xét về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên doanh nghiệp trong 11 tháng qua, một số ngành có tỷ trọng cao như kinh doanh bất động sản đạt 69,3 tỷ đồng/doanh nghiệp; sản xuất phân phối điện, nước, ga đạt 68,4 tỷ đồng/doanh nghiệp; nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 19,1 tỷ đồng/doanh nghiệp; khai khoáng đạt 18,0 tỷ đồng/doanh nghiệp;... Có thể thấy, tính từ đầu năm đến nay ngành kinh doanh bất động sản đã có sự chuyển biến tích cực, thu hút rất lớn lượng vốn doanh nghiệp đổ vào đầu tư so với các ngành còn lại.   

Về số lao động đăng ký, một số ngành, lĩnh vực thu hút nhiều số lao động gia nhập thị trường, gồm có: công nghiệp chế biến, chế tạo có 396.167 lao động, chiếm 37,2%; bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có 237.918 lao động, chiếm 22,3%; xây dựng có 106.762 lao động, chiếm 10,0%; khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác có 58.290 lao động, chiếm 5,5%. 

Một số ngành có tỷ trọng lao động bình quân trên 1 doanh nghiệp cao, gồm có: công nghiệp chế biến, chế tạo hiện đang là ngành chiếm tỷ trọng lao động cao nhất trong các ngành kinh tế với 26,7 lao động/doanh nghiệp; tiếp đó là ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội là 14,7 lao động/doanh nghiệp; sản xuất phân phối điện, nước, ga là 13,4 lao động/doanh nghiệp; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là 11,2 lao động/doanh nghiệp; Khai khoáng là 10,4 lao động/doanh nghiệp;... 

Như vậy, xét về số lao động đăng ký và tỷ trọng lao động thì ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm ưu thế hơn các ngành còn lại nhưng xét về tỷ lệ gia tăng lao động so với cùng kỳ năm 2016 thì ngành này lại giảm.  

Đằng sau con số 110.000 doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2016
Kỷ lục về số doanh nghiệp thành lập trong một năm được chính thức xác lập. Lần đầu tiên, trong năm 2016, Việt Nam có 110.100 doanh nghiệp đăng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư