
-
Long An sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư phát triển tại địa bàn
-
EVN và TKV họp về đảm bảo cấp than ổn định cho các nhà máy điện
-
Phú Mỹ cung ứng nửa triệu tấn phân bón cho vụ Hè thu
-
Hải quan Vũng Áng đã thông quan lô linh kiện ô tô điện đầu tiên tại địa bàn
-
Đèo Cả sẽ hợp tác với doanh nghiệp bất động sản, logistisc biến "dòng người thành dòng tiền" -
Năm 2030 “cầm chắc” có 2 triệu doanh nghiệp
Biên bản ghi nhớ được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu trong công tác phối hợp, hợp tác giữa hai bên về cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan tới số liệu quá khứ và dự báo năng lượng tái tạo, năng lượng mới, cũng như nghiên cứu chuyển giao và đào tạo, tập huấn phục vụ phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới ở Việt Nam.
Phát biểu tại lễ ký kết diễn ra sáng 2/4, Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn Nguyễn Thượng Hiền đã chúc mừng hai bên đã đạt được hợp tác quan trọng.
![]() |
Đến cuối năm 2024, nguồn năng lượng tái tạo chiếm tỷ lệ 26,5% (22.648 MW) trong hệ thống, nên việc dự báo chính xác, kịp thời các nguồn năng lượng tái tạo sẽ hỗ trợ EVN trong điều hành, phân bổ nguồn điện hiệu quả. |
Bộ Nông nghiệp và Môi trường kỳ vọng việc tăng cường hợp tác giữa ngành Điện và ngành Khí tượng thủy văn sẽ giúp đảm bảo tính chính xác, kịp thời của các dự báo về nguồn năng lượng tái tạo, từ đó hỗ trợ EVN trong công tác điều hành, phân bổ và phát triển nguồn điện một cách hiệu quả, ổn định và bền vững.
Mặt khác, việc tích hợp các dữ liệu khí tượng thủy văn vào quá trình vận hành và quy hoạch năng lượng tái tạo sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả khai thác, góp phần quan trọng vào quá trình chuyển đổi năng lượng xanh của quốc gia.
Phó tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm cũng cho biết, tính đến cuối năm 2024, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 85.335 MW, trong đó nguồn năng lượng tái tạo chiếm tỷ lệ 26,5% (22.648 MW), quy mô hệ thống điện Việt Nam đã vươn lên đứng đầu khu vực ASEAN về công suất nguồn điện.
EVN đang cung cấp điện cho gần 100 triệu dân trên cả nước. Tại COP26, Chính phủ Việt Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, giảm phát thải methane vào năm 2030 so với 2010 và chuyển đổi các nguồn năng lượng truyền thống sang năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
Đây là những mục tiêu quan trọng, đòi hỏi sự tham gia tích cực từ tổ chức, cá nhân trong đó có EVN. Với vai trò là đơn vị cung cấp điện chính, đóng vai trò cốt lõi trong việc chuyển dịch năng lượng, giảm phụ thuộc vào than và đảm bảo an ninh năng lượng, EVN đang tận dụng các cơ chế này để mở rộng phát triển năng lượng sạch, chuyển dịch năng lượng và đảm bảo cung cấp điện ổn định.
Lãnh đạo EVN cũng khẳng định, sự hợp tác với Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu qua Bản ghi nhớ (MOU) giai đoạn 2025-2030 là bước ngoặt quan trọng. MOU này giúp EVN tiếp cận dữ liệu dự báo chính xác về bức xạ mặt trời, gió và các yếu tố khí tượng, từ đó hỗ trợ trong việc tính toán sản lượng phát trong dự báo cũng như trong thanh toán đối với điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Ngoài ra, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu sẽ hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ, giúp EVN chuyển dịch năng lượng thành công theo yêu cầu của Chính phủ.
PGS.TS. Phạm Thị Thanh Ngà, Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu cho hay, đây không chỉ là sự kiện đánh dấu cột mốc hợp tác giữa hai bên mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc chia sẻ dữ liệu và phát triển các giải pháp hỗ trợ để kịp thời phục vụ triển khai Nghị định số 58/2025/NĐ-CP ngày 3/3/2025 của Chính phủ.
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cam kết phối hợp chặt chẽ với EVN để thực hiện hiệu quả các nội dung đã thống nhất; đồng thời phát huy thế mạnh về nghiên cứu, dự báo khí tượng thủy văn và cung cấp các dữ liệu, phân tích khoa học phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của EVN, hỗ trợ công tác điều phối và hoạch định chiến lược dài hạn về phát triển năng lượng tái tạo cho Việt Nam.
Vừa qua, tại Nghị định số 58/2025/NĐ-CP ngày 03/3/2025, EVN được giao nhiệm vụ công bố hệ số PVout để phục vụ tính toán sản lượng điện phát tại đầu ra của nguồn điện mặt trời mái nhà.
Hệ số PVout phản ánh hiệu suất phát điện trung bình của hệ thống điện mặt trời mái nhà trong một tháng cụ thể tại một địa phương nhất định.
Theo Nghị định 58/2025/NĐ-CP, hệ số PVout lý thuyết của 12 tháng trong năm tại từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do EVN công bố công khai sau khi có ý kiến của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

-
Hải quan Vũng Áng đã thông quan lô linh kiện ô tô điện đầu tiên tại địa bàn -
Đèo Cả sẽ hợp tác với doanh nghiệp bất động sản, logistisc biến "dòng người thành dòng tiền" -
Năm 2030 “cầm chắc” có 2 triệu doanh nghiệp -
Công bố 71 doanh nghiệp nợ thuế hải quan tại Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định -
[Longform] Đại hội đại biểu Đảng bộ VNPT lần thứ XXV: Đổi mới, đột phá đưa VNPT lên tầm cao mới -
Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Chuyện chưa kể về nhiên liệu đặc chủng cho quốc phòng -
Petrovietnam nhắm mục tiêu mỗi tháng vận hành 1 công trình mới
-
1 Chủ tịch nước Trần Đức Lương - Người đặt nền móng, định hình sâu sắc nền đối ngoại đa phương Việt Nam thời kỳ hội nhập
-
2 Phó thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đánh thuế đất bỏ hoang, dự án chậm triển khai
-
3 Tường minh phương án đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 43.500 tỷ đồng
-
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/5
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số