Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 15 tháng 05 năm 2024,
Nông nghiệp ĐBSCL có “tiếng nói” trên thị trường quốc tế
Phú Khởi - 03/04/2015 10:50
 
Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ vừa tổ chức họp mặt toàn thể hội viên và trao giấy chứng nhận hội viên mới cho 40 doanh nghiệp. Dịp này, Hội thảo Kinh tế Việt Nam năm 2015: định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập cho doanh nghiệp ĐBSCL cũng được tổ chức, thu hút đông đảo doanh nghiệp quan tâm.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo ở ĐBSCL: Được và mất
Ra mắt Câu lạc bộ Sản phẩm đặc trưng vùng ĐBSCL
Nhanh chóng tái cơ cấu nông nghiệp ĐBSCL
1.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi ngành Gạo và Thủy hải sản

Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiều nhất Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. Nơi đây hàng năm đóng góp gần ½ sản lượng cho nông nghiệp toàn quốc. Đặc biệt, trong những năm đối mặt với khó khăn kinh tế toàn cầu thì nông nghiệp lại là bệ đỡ của nền kinh tế. 

 

Trong đó, khu vực ĐBSCL là vùng đóng góp quan trọng khi quyết định đến 90% lượng gạo xuất khẩu, 70% sản lượng thủy sản, 30% sản lượng rau quả.

Theo TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương,  thế mạnh nông nghiệp của vùng ĐBSCL được nhiều quốc gia biết đến. Do đó, tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp là hướng đi tốt nhất để đẩy nhanh tốc độ phát triển cho khu vực này.

Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL phải gắn với thị trường hàng hóa. Do đó, doanh nghiệp nông nghiệp không thể không quan tâm tới tiến trình hội nhập của nền kinh tế, tiến trình đàm phán ký kết các hiệp định thương mại của Việt Nam, cũng như những thách thức trong thời gian tới của nông nghiệp Việt Nam khi hội nhập sâu rộng thị trường chung ASEAN, ASEAN +6 FTA, TPP… Chắc chắn, với hiệp định tự do thương mại hóa được ký kết với hơn 50 nền kinh tế thì sẽ mở ra nhiều cơ hội làm ăn nhưng áp lực cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn.

Bối cảnh đó đòi hỏi nông nghiệp Việt Nam cần phải thay đổi tư duy sản xuất, tái cấu trúc lại theo hướng sản xuất lớn và chuyên nghiệp theo chuỗi, chú trọng phát triển xanh bảo vệ môi trường và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về ATVSTP; đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, xúc tiến mở rộng thị trường. TS Lê Đăng Doanh, Chuyên gia kinh tế nhận định: lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tạo giá trị gia tăng không thua kém ngành nào, do đó mà gần đây nhiều đại gia như: Hoàng Anh Gia Lai, Vingroup, Hòa Phát, Him Lam…đã nhảy vào kinh doanh lĩnh vực này, đây cũng là dấu hiệu tích cực trong tái cấu trúc nông nghiệp.

Dịp này, Tập đoàn Sao Mai đã ký kết cung ứng sản phẩm dầu cá cao cấp Ranne cho Công ty thương nghiệp tổng hợp Cần Thơ; Công ty cổ phần Rau quả Thực phẩm An Giang ký kết cung ứng sản phẩm cho Công ty cổ phần Ngôi sao MeKong.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư