-
Ngành ô tô háo hức đón giai đoạn mới -
Thuế tiêu thụ đặc biệt với xe ô tô trong quá trình chuyển đổi xanh - trăn trở về chính sách -
Ưu đãi 100% thuế trước bạ: Đừng bỏ lỡ cơ hội sở hữu xe Toyota đón Tết -
Ford Việt Nam bứt tốc, lập những kỷ lục mới -
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027 -
OMODA & JAECOO Việt Nam khai trương thêm 3 nhà phân phối mới
Khúc mắc giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt
Nội dung của doanh nghiệp này có đề cập là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra, trừ đi giá linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước.
Hiện tại, với các chính sách hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất ô tô nhận thấy nguy cơ rất lớn đối với ngành sản xuất ô tô Việt Nam, cùng với các ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng và ổn định kinh tế vĩ mô nói chung. Do vậy, cần thiết phải có giải pháp hỗ trợ cho ngành sản xuất ô tô trong nước, trong đó biện pháp thuế thường có tác dụng điều tiết nhanh, hiệu quả, nên có thể xem xét, cho áp dụng ngay.
Doanh nghiệp ô tô đề nghị sửa chính sách thuế để phát triển. Trong ảnh: Lắp ráp ô tô tại Công ty Trường Hải. Ảnh: Đ.T |
Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh Bộ Tài chính đang xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Thuế TTĐB, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế thu nhập cá nhân, Thuế tài nguyên và Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, có xem xét tới vấn đề giá tính thuế TTĐB với ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống liên quan đến phần giá trị linh phụ kiện sản xuất trong nước.
Bộ Công thương cũng đã chính thức có đề xuất với Bộ Tài chính về việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nội dung thuế TTĐB với mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống theo hướng “giá tính thuế TTĐB là giá do cơ sở sản xuất bán ra, trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước” như giải pháp đề xuất tại Báo cáo số 34/BC-CNNg của Tổ công tác liên ngành triển khai thực hiện Chiến lược, Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
“Để các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước duy trì sản xuất, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, giảm tình trạng nhập siêu trong ngành ô tô, cần có giải pháp đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp giảm giá thành sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm như phát triển công nghiệp hỗ trợ, điều chỉnh hợp lý các chính sách về thuế, phí”, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nói.
Cần nâng thời hạn bảo lãnh thanh toán thuế
Ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Công ty Ô tô Hyundai Thành Công vừa đề nghị áp dụng bảo lãnh thanh toán thuế thời hạn 8 tháng, thay vì 30 ngày như hiện hành cho sản xuất ô tô.
Theo Điều 7a, Nghị định số 125/2017/NĐ-CP, tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, doanh nghiệp (người khai hải quan) thực hiện kê khai, nộp thuế theo mức thuế suất thông thường và chưa được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% của nhóm 98.49.
Sau đó, cơ quan hải quan sẽ tiến hành rà soát theo các điều kiện để áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi theo nhóm 98.49 và hoàn trả tiền thuế nhập khẩu chênh lệch cho doanh nghiệp.
Như vậy, giá vốn được các doanh nghiệp hạch toán tại thời điểm nhập khẩu phải được kê khai theo mức thuế suất hiện hành (bao gồm cả thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng), trong khi giá bán ra thị trường phải đảm bảo tính toán theo mức thuế suất ưu đãi để cạnh tranh.
Do vậy, giải pháp phát hành bảo lãnh thanh toán thuế là tối ưu trong trường hợp này, giúp doanh nghiệp chủ động được dòng tiền.
Tuy nhiên, hiện nay, bảo lãnh thanh toán thuế chỉ có thời hạn tối đa là 30 ngày, trong khi thời gian rà soát và hoàn trả thuế là sau mỗi 6 tháng (tối thiểu). Vì vậy, việc áp dụng bảo lãnh thanh toán thuế trong trường hợp này không khả thi.
Một đề xuất khác được Hyundai Thành Công đưa ra là, miễn giảm thuế nhập khẩu nguyên, vật liệu cho các nhà sản xuất linh kiện đầu tư tại Việt Nam, cùng với các cam kết của doanh nghiệp về đầu tư dài hạn, sản lượng và sử dụng nhân lực, chuyển giao công nghệ.
“Với việc được tối ưu hóa chi phí đầu vào, các nhà sản xuất linh kiện có thể cung cấp ra thị trường những linh kiện nội địa hóa với mức giá cạnh tranh hơn so với các linh kiện nhập khẩu. Từ đó, dễ dàng tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp ô tô toàn cầu, góp phần giảm chi phí xe sản xuất, lắp ráp trong nước”, ông Đức nói.
-
Toyota Việt Nam bán được hơn 68.000 xe trong năm 2024 -
Toyota Previa tái xuất với phiên bản xe điện hoàn toàn mới -
Ngành ô tô háo hức đón giai đoạn mới -
Chiếc xe tay ga dát vàng 24K độc nhất, có tiền cũng không mua được -
Thuế tiêu thụ đặc biệt với xe ô tô trong quá trình chuyển đổi xanh - trăn trở về chính sách -
Ưu đãi 100% thuế trước bạ: Đừng bỏ lỡ cơ hội sở hữu xe Toyota đón Tết -
Jaecoo J7 PHEV sẽ có mặt tại Việt Nam trong tháng 1/2025
-
1 Viêm phổi không rõ nguyên nhân và dịch cúm lan rộng: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
2 Đề xuất chấm dứt hợp đồng BOT tuyến đường ven biển Thanh Hóa trị giá 3.372 tỷ đồng -
3 Năm 2024, Hà Nội thu hút được 2,2 tỷ USD vốn FDI, tăng 30% -
4 Tham vọng bứt tốc của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2025 -
5 Hàng vạn người dân Hà Nội xuống đường ăn mừng Việt Nam vô địch
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số