Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Phiên 26/6: Dòng tiền đầu cơ đổ vào FLC
Thanh Thuý - 26/06/2014 16:10
 
Dòng tiền đầu cơ chảy mạnh và tập trung vào FLC giúp cổ phiếu này có phiên nổi sóng lớn với lượng khớp khủng và nhảy lên mức giá trần.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Nới room dưới góc nhìn của nhà đầu tư lão luyện
Thế Giới Di Động lên sàn sẽ lấn át Trần Anh?
Nhà đầu tư ruồng rẫy cổ phiếu “họ” Vinalines
Cảng Quảng Ninh bán cổ phiếu lần 2 vẫn ế chỏng gọng

Phiên ngày hôm nay, dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào thị trường, giúp giao dịch của 2 sàn diễn ra rất sôi động với thanh khoản tăng vọt. Tuy nhiên, trong khi sàn HOSE với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu VN30 giúp chỉ số VN-Index trụ vững trên mốc 575 điểm, thì trên sàn HNX, áp lực bán tiếp tục khiến HNX-Index rung lắc nhẹ và chốt phiên trong sắc đỏ.

Đóng cửa, VN-Index tăng 4,13 điểm (+0,72%) lên 576,4 điểm với tổng khối lượng giao dịch 123,94 tỷ đồng, trị giá 1.993,91 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 12,89 triệu đơn vị, trị giá 432,27 tỷ đồng. VN30-Index tăng 1,81 điểm (+0,29%) lên 619,91 điểm. HNX-Index giảm 0,4 điểm (-0,51%) xuống 77,35 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 57,57 triệu đơn vị, trị giá 633,67 tỷ đồng. HNX30-Index giảm 0,31 điểm (-0,2%) xuống 155,82 điểm.

Chỉ số VN-Index ngày 26/6

Chỉ số HNX-Index ngày 26/6

Trên sàn HOSE, giao dịch thỏa thuận nổi bật có CTD (chuyển nhượng hơn 3,4 triệu đơn vị ở mức giá 62.000 đồng/CP, tổng giá trị 210,85 tỷ đồng), HDG (hơn 1 triệu đơn vị, trị giá 25,8 tỷ đồng), SSI (1,5 triệu đơn vị, trị giá 39,3 tỷ đồng), VRC (2,6 triệu đơn vị, trị giá 14,82 tỷ đồng).

Bốn trụ cột chính trên sàn HOSE có sự phân hóa khá rõ nét. Trong khi GAS và VNM tiếp tục tăng giá , VIC vẫn đứng giá tham chiếu, thì MSN quay đầu giảm nhẹ.

Đà tăng của VN-Index còn được sự góp sức của các bluechip khác như BVH (3,83%), PGD (3,51%), DRC (3,31%), DQC (2,66%), CSM (2,2%)…

Tâm điểm giao dịch trong phiên hôm nay chính là FLC. Sau thời gian dài lình xình quanh mốc tham chiếu, FLC được ví như lò xo bị nén chặt đã bung mạnh. Các lệnh mua siêu khủng, dồn dập nhanh chóng kéo FLC lên trần và đóng cửa tại mức giá 11.400 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh khủng đạt 22,33 triệu đơn vị. Dường như khẩu hiệu “ai mua, tôi bán” cũng dần hụt hơi khi bên mua tiếp tục muốn nắm giữ cổ phiếu này, nên hấp thụ toàn bộ lượng cung gia, bất kể mức giá nào. Chốt phiên, FLC còn dư mua trần 1,12 triệu đơn vị.

Với kết quả kinh doanh ước đạt được 6 tháng khả quan với lợi nhuận ước đạt xấp xỉ 144 tỷ đồng, trong đó, riêng quý II ước đạt 100 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với quý trước. Đầu tuần qua, HĐQT FLC đã thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ 4,5 triệu cổ phần tại CTCP Công nghệ OTP Việt Nam cho các nhà đầu tư có nhu cầu với mức giá không thấp hơn mệnh giá.

Trong khi đó, sắc tím lóe sáng của GTT và TDC cũng nhanh chóng biến mất trong phiên chiều khi áp lực chốt lời tăng mạnh. Đóng cửa, GTT tăng 3,77% lên 5.400 đồng/Cp và khớp 3,26 triệu đơn vị, trong khi TDC tăng 3,96% lên 10.100 đồng/CP và khớp 3,15 triệu đơn vị.

HAG và ITA vẫn là hai cổ phiếu nhận được lực cầu ngoại mạnh với khối lượng khối ngoại mua vào đều trên 1 triệu đơn vị, tuy nhiên, giá của hai cổ phiếu không còn tăng mạnh như phiên chiều. Trong khi ITA quay về mốc tham chiếu 8.100 đồng/Cp, thì HAG cũng chỉ còn tăng 0,82% đứng ở mức 24.500 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh lần lượt hơn 7,2 triệu đơn vị và 4,43 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, SHB và KLF vẫn duy trì đà tăng nhẹ trên mốc tham chiếu một bước giá và dẫn đầu thanh khoản trên sàn. Cụ thể, SHB đứng giá 9.300 đồng/CP và chuyển nhượng thành công 7,51 triệu đơn vị, trong khi KLF vẫn duy trì mức giá 11.300 đồng/CP và đã khớp thêm hơn 3 triệu đơn vị trong phiên chiều nâng tổng khối lượng khớp lệnh của KLF lên 7,44 triệu đơn vị.

Hai mã tạo sóng trong những phiên trước là FIT và PVX cũng đã trở lại trạng thái cân bằng hơn. Trong đó, FIT không còn giữ được đà tăng điểm mà quay đầu giao dịch trong sắc đỏ trong phiên chiều cùng PVX với khối lượng khớp lệnh lần lượt đạt hơn 1,6 triệu đơn vị và 3,7 triệu đơn vị.

Bên cạnh đó, các cổ phiếu bluechip gồm SCR, KLS, VCG… giảm điểm cũng là nguyên nhân khiến chỉ số HNX-Index không giữ được mốc tham chiếu trong phiên chiều.

Ngân hàng phát triển Nhật Bản đầu tư chiến lược vào FECON Ngân hàng phát triển Nhật Bản đầu tư chiến lược vào FECON

Quỹ Phát triển Đông Nam Á Nhật Bản thuộc Ngân hàng phát triển Nhật Bản (DBJ) đã ký kết một thỏa thuận hợp tác đầu tư chiến lược vào Công ty Cổ phần Kỹ thuật Nền móng và Công trình ngầm FECON.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư