
-
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025
-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
Trong báo cáo thường niên công bố gần đây, Công ty cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (mã chứng khoán: MPC) đặt mục tiêu năm nay sản lượng sản xuất đạt 56.000 tấn, qua đó mang về 15.805 tỷ đồng doanh thu. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt là 1.125,6 tỷ đồng và 1.021,5 tỷ đồng.
Đây là lần thứ ba trong vòng 5 năm qua công ty đặt mục tiêu lãi trước thuế vượt mốc nghìn tỷ. Trước đó, vào năm 2021, ban lãnh đạo Minh Phú kỳ vọng lãi trước thuế đạt 1.187 tỷ đồng, nhưng thực tế chỉ hoàn thành 65%, tương ứng 775 tỷ đồng. Sau đó một năm, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng gần gấp đôi lên 1.373 tỷ đồng nhưng cuối cùng chỉ hoàn thành 68,45%, tương ứng 940 tỷ đồng.
Theo lý giải của ban lãnh đạo, Minh Phú chưa vượt mức lãi nghìn tỷ bởi lạm phát cao ở các thị trường xuất khẩu khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và chủ trương hướng đến thực phẩm giá rẻ đã gây bất lợi cho công ty. Bên cạnh đó, công ty còn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh như Ecuador tại thị trường chính là Mỹ.
Sau hai năm liên tiếp để vuột mục tiêu lãi kỷ lục, Minh Phú trở nên thận trọng hơn trong năm 2023 khi mục tiêu lãi trước thuế chỉ còn 690 tỷ đồng và lãi sau thuế 693 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh đã chuyển biến vượt ngoài dự báo khi công ty lỗ trước thuế xấp xỉ 96 tỷ đồng và lỗ sau thuế 11 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên công ty lỗ sau chuỗi 7 năm lãi đậm.
“2023 là một năm khó khăn đối với Minh Phú khi hoạt động sản xuất kinh doanh bị tác động tiêu cực từ bên trong lẫn bên ngoài, dẫn đến kết quả kinh doanh không quá khả quan và không đạt được kế hoạch đã đề ra. Nguyên nhân chủ yếu đến từ vùng nuôi tôm giống trong năm gặp dịch bệnh, gây thiệt hại lớn cộng thêm nhu cầu thị trường thế giới giảm mạnh dưới sự tác động của lạm phát cao và sự cạnh tranh gay gắt với nguồn cung tôm từ Ecuador, Ấn Độ”, ban lãnh đạo Minh Phú giải thích.
![]() |
Sản phẩm tôm của Minh Phú. Ảnh: Website công ty. |
Chia sẻ về mục tiêu lãi nghìn tỷ sau một năm kinh doanh khó khăn, ban lãnh đạo Minh Phú cho biết sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 với tầm nhìn phát triển chuỗi giá trị tôm hướng đến kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trên nền tảng số, duy trì vị thế là công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam và trong top của thế giới, giữ vững thị trường xuất khẩu hiện có cũng như không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu mới và đặc biệt xây dựng thương hiệu Minh Phú trở thành thương hiệu mạnh.
“Minh Phú đã phác thảo kế hoạch về một chuỗi giá trị tôm thông minh xanh sạch, hữu cơ tuần hoàn và cân bằng carbon nhằm làm chủ được nguồn nguyên liệu sạch và bền vững đồng thời đẩy mạnh năng suất chế biến và giảm giá vốn hàng bán”, báo cáo thường niên của công ty viết.
Ban lãnh đạo cũng nói thêm mục tiêu lãi nghìn tỷ năm 2024 đối mặt với không ít thách thức từ biến động kinh tế. Cụ thể, công ty nhận thấy vấn đề lạm phát cao có thể tiếp tục gây giảm nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản và tăng giá nguyên liệu nuôi trồng và chế biến. Công ty lựa chọn chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, tập trung vào chế biến sâu nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng và giữ chất lượng nguyên liệu đầu vào để đối mặt với thách thức này.
Vấn đề thứ hai được ban lãnh đạo Minh Phú đề cập là khủng hoảng giá năng lượng và cước phí vận chuyển. Theo đó, công ty cho biết sẽ theo dõi thị trường và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh linh hoạt, đẩy mạnh mở rộng sang các quốc gia châu Á nhằm giảm chi phí vận chuyển và tìm kiếm thị trường ngách cũng như tăng khả năng phục vụ thị trường nội địa. Cụ thể, công ty cho biết sắp tới sẽ khai thác mạnh trở lại thị trường trong nước với mục tiêu đưa tổng tỷ trọng doanh thu nội địa từ mức 1% hiện tại lên 5-10%.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu MPC hiện giao dịch ở vùng giá 15.900 đồng, giảm 11% so với vùng đỉnh kể từ đầu năm đến nay. Với gần 400 triệu cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường UPCoM, vốn hoá thị trường của công ty đạt 6.360 tỷ đồng.
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng -
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh