Bộ hình vẽ của blogger Nguyễn Ngọc Long với chủ đề chính là tình trạng các thương hiệu thuần Việt đang chật vật cạnh tranh với các công ty nước ngoài trên thị trường nội địa đang "gây bão" trong cộng đồng mạng Internet.
Blogger Nguyễn Ngọc Long chia sẻ rằng "Bỗng dưng lo lắng" khi hàng loạt ngành kinh doanh của Việt Nam đã rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài. Và nguy cơ nhiều thương hiệu Việt tầm vóc quốc gia sẽ tiếp tục biến mất khi các doanh nhân Việt không đủ sức và cũng không mặn mà nắm giữ.
Chỉ sau vài giờ xuất hiện, những bức hình với nét vẽ tươi vui, nội dung hài hước nhưng không kém phần nhức nhối đã gây sốt trên cộng đồng mạng và được hàng loạt fanpage lớn chia sẻ lại.
Sự yếu thế của các thương hiệu Việt khiến nhiều người cảm thấy giật mình. Trong lĩnh vực trung gian thanh toán, Alipay và Wechat Pay được ví von như những cầu thủ phá vỡ luật chơi, một mình một sân để ghi bàn. Mai Linh khóc ròng nhìn Uber và Grab tranh nhau miếng bánh của ngành vận tải. Hãng điện thoại "nội" Mobiistar gắng gượng chống đỡ sức mạnh của người khổng lồ Apple, bên cạnh hình ảnh chàng đấu sĩ FPT Mobile đã rời bỏ cuộc chơi…
Các ngành kinh doanh của Việt Nam đang chứng kiến cảnh các thương hiệu Việt oằn mình chống đỡ hoặc bất lực nhìn các công ty nước ngoài chiếm lĩnh thị trường, khiến người xem không thể không cảm thấy xót xa.
Dưới đây là bộ tranh vẽ:
|
Alipay, wechat pay, samsung pay… phá vỡ luật chơi, liên tiếp ghi bàn |
|
Hãng điện thoại "nội" Mobiistar gắng gượng chống đỡ sức mạnh của người khổng lồ Apple, bên cạnh hình ảnh chàng đấu sĩ FPT Mobile đã rời bỏ cuộc chơi… |
|
Uber, Grab cho Mai Linh "khóc ra tiếng mán" |
|
Google, Facebook chiếm hết thị phần, Cốc cốc buộc phải dạt vòng ngoài. |
|
KFC, Lotte, McDonald khiến cho Phở 24 ôm mặt khóc. |
|
Trà sữa Phúc Long yếu thế trước Gongcha, Dingtea, TocoToco.
|
|
P/s, Colgate, CloseUp băng băng về đích, Dạ Lan hụt hơi ở cuối đường đua |
|
Toyota, Honda cho Vinaxuki "ngửi khói". |
|
Coca, Pepsi đè nén xá xị Chương Dương. |