Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Giá vàng 20/4 nhích tăng sau quyết định hạ lãi suất cho vay của Trung Quốc
Thanh Thủy - 20/04/2020 10:25
 
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã quyết hạ lãi suất lần thứ hai trong năm, sau khi GDP của Trung Quốc lần đầu tăng trưởng âm so với cùng kỳ (-6,8%). Giá vàng biến động nhưng từ mức đỉnh thiết lập giữa tuần trước, vàng thế giới đã bốc hơi hơn 4%.

Mở cửa trở lại đầu tuần mới, giá vàng thế giới giảm khá mạnh, tới 10 USD/oz so với cuối tuần trước. Tuy nhiên, sau khi rơi xuống mốc 1.673 USD/oz – thấp nhất kể từ ngày 9/4, giá vàng đã đảo chiều tăng. Hiện vàng giao ngay giao dịch ở mức 1.680 USD/oz, trong khi vàng giao tương lai vào tháng 4/2020 có giá 1.696,8 USD/oz.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) vừa công bố hạ lãi suất cơ bản 0,2 điểm phần trăm, xuống mức thấp kỷ lục 3,85%. Mức giảm trên phù hợp với kỳ vọng của thị trường sau khi quốc gia này ghi nhận mức tăng trưởng GDP âm so với cùng kỳ,  lần đầu tiên kể từ  khi thống kê (năm 1992). Cụ thể, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nước này trong quý I/2020 ở mức 20.650 tỷ nhân dân tệ (2.910 tỷ USD), giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái do tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Động thái này là lần cắt giảm thứ hai đối với lãi suất cho vay trong năm nay khi các nhà hoạch định chính sách tìm cách hỗ trợ nền kinh tế chiến đấu với sự bùng phát của dịch bệnh.

PBoC lần thứ hai giảm lãi suất cho vay trong năm
PBoC lần thứ hai giảm lãi suất cho vay trong năm

Các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế được ngân hàng trung ương tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đồng loạt áp dụng. Ngoài cắt giảm lãi suất, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng liên tục mở rộng bảng cân đối, nâng quy mô tài sản đến ngày 14/4 lên 6.368 tỷ USD, tăng 53% so với thời điểm đầu năm.

Những tác động dài hạn từ việc nới lỏng định lượng và các gói cứu trợ kinh tế từng là nguyên nhân chính kéo dòng tiền tìm đến kênh đầu tư trú ẩn an toàn như vàng. Tuy nhiên, thông tin tích cực về dịch Covid-19 cũng khiến nhà đầu tư lạc quan hơn như kết quả tích cực trong việc thử nghiệm các loại thuốc chữa trị của các công ty dược, kế hoạch mở cửa dần trở lại nền kinh tế Mỹ theo 3 giai đoạn của Tổng thống Trump…

Sau khi tăng vọt lên mức 1.749 USD/oz giữa tuần trước, giá vàng đã liên tục điều chỉnh và hiện đã giảm hơn 4% từ đỉnh. Giá vàng trong nước cũng chung xu hướng lên, xuống còn giá vàng thế giới nhưng biên độ dao động nhỏ hơn.

Vàng miếng trong nước hiện giao dịch quanh mốc 48 triệu đồng/lượng. Đây cũng là ngưỡng tâm lý của thị trường. Trong các hãng vàng lớn, tập đoàn DOJI đang yết giá vàng bán ra thấp nhất (48 triệu đồng/lượng), chênh lệch giá mua bán cũng giảm còn 600.000 đồng mỗi lượng. Giá vàng tại tập đoàn Phú Quý nhỉnh hơn 50.000 đồng, yết ở mức 47,45 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,05 triệu đồng/lượng (bán ra).

Công ty Vàng bạc Đá quý Sài gòn giữ chênh lệch giá mua bán ở mức khá cao, vàng miếng SJC tại đây mua vào với giá 47,35 triệu đồng/lượng, trong khi ở mức 48,1 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.

Các đồng tiền không ghi nhận biến động quá lớn trong ngày đầu tuần. Tỷ giá USD/CNY vẫn đi ngang, hiện giao dịch ở mức 7,08 nhân dân tệ đổi 1 đôla. Chỉ số US Dollar Index đo sức mạnh đồng USD với rổ 6 tiền tệ mạnh nhìn chung tiếp tục duy trì dưới mốc 100 điểm. Tại Việt Nam, tỷ giá trung tâm sáng nay được NHNN hạ xuống 3 đồng, ấn định ở mức 23.238 đồng/USD. Với trần tỷ giá là 23.935 đồng/USD, khoảng đệm của tỷ giá trên thị trường vẫn còn khá lớn khi mặt bằng tỷ giá bán tại các ngân hàng hiện phổ biến ở mức 23.520 đồng/USD.

Ngày 18/4, giá vàng tương lai giảm sâu hơn 2% nhờ kỳ vọng sớm có thuốc điều trị Covid-19
Chênh lệch giữa giá vàng tương lai và giá giao ngay liên tục duy trì ở mức 30-40 USD/oz thời gian qua nhưng đã thu hẹp sau phiên hôm qua. Giá vàng giao tháng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư