
-
Hưng Yên: Tăng trưởng GRDP quý I/2025 vượt so với kịch bản
-
Quý I/2025, GDP ước tăng 6,93%
-
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc, nhưng cần cẩn trọng với rủi ro bị Mỹ áp thuế đối ứng 46%
-
“Soi” tình hình thực hiện “khoán tăng trưởng” của các địa phương
-
Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
CPI tháng 3/2025 giảm 0,03%, kéo CPI bình quân tăng chậm lại
6/11 dự án cấp nước chậm triển khai
Tại phiên giải trình, trả lời câu hỏi của các đại biểu liên quan đến việc Hà Nội đang triển khai 11 dự án cấp nước, tuy nhiên có 6 dự án chậm, thậm chí chưa triển khai, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho biết: trong hơn 1 năm, Thành phố đã cho triển khai 11 dự án, hiện hoàn thành với 1.520 m3/ngày đêm với 5 nhà máy, đã tăng hơn 600.000/m3 ngày đêm so với năm 2016; đã đưa nước đến các huyện Thường Tín, Thanh Oai, Hà Đông, Ứng Hòa…
Tuy nhiên, việc chậm triển khai các dự án theo Giám đốc Sở Xây dựng là do vướng công tác giải phóng mặt bằng, khả năng của nhà đầu tư. Thành phố đã đưa ra một số giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ của 11 dự án này. Qua đánh giá của Bộ Xây dựng, tính khả thi của các Quy hoạch cấp nước rất cao, song khó nhất vẫn là ở Chương Mỹ, 3 xã ở huyện Sóc Sơn, Thạch Thất do dân cư thưa thớt, địa hình khó…
Đơn cử, đối với Dự án trạm cấp nước cục bộ (Công ty Minh Quân đầu tư) ở thị trấn Đại Nghĩa đang gặp vướng mắc do khả năng, kinh nghiệm của nhà đầu tư. Công ty Minh Quân chưa có kinh nghiệm nhưng lại có nguồn đầu tư, còn Công ty nước sạch Hà Đông có kinh nghiệm nhưng lại không có nguồn. Bên cạnh đó, còn do nguồn nước ngầm ở sông Đáy hiện đang rất ô nhiễm. Trước mắt, Thành phố sẽ đưa công suất 16.000 m3/ngày đêm của nhà máy sông Đuống và 10.000m3/ngày đêm của nước mặt Quan Sơn để đưa nước đến trạm cấp nước Đại nghĩa.
Còn về Công ty CP nước mặt sông Hồng, đại diện chủ đầu tư đã cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ. Từ nay đến hết quý III, nếu Công ty này không thực hiện thì Thành phố sẽ xem xét để thay thế, ông Dục nói.
![]() |
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu giải trình các vấn đề về việc cung cấp nước sạch cho nhân dân trên địa bàn TP |
Thay thế chủ đầu tư không đủ năng lực
Tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP. Hà Nội về cung cấp nước sạch, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, hiện nay nước ở vùng nông thôn chưa đảm bảo, thiếu nước mùa khô; có nhiều dự án cung cấp nước sạch có dấu hiệu sai phạm.
Để nâng cao chất lượng nước cũng như đời sống cho người dân, Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, Hà Nội đã báo cáo các bộ, và Thủ tướng cho phép đưa chức năng quản lý toàn bộ nước sạch của Hà Nội về một đầu mối là Sở Xây dựng. Thành phố và Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng đã đề xuất Chính phủ cho phép các công ty nước sạch nhà nước không bắt buộc phải giữ 51% vốn, từ đó thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ngoài ra, từ giữa 2016, Hà Nội đã đưa các danh mục dự án các nhà máy cấp nước nguồn, nước mặt công khai để kêu gọi đầu tư. Cùng với đó, Thành phố đã thay đổi cách kêu gọi đầu tư; đề nghị thêm các nhà máy nước các tỉnh lân cận, đầu tư đường ống để cung cấp ngược lại cho Thành phố nếu còn thừa công suất, ông Chung cho hay.
Làm rõ hơn việc tại sao nước sạch đến nơi rồi mà có chỗ người dân chưa dùng, Chủ tịch UBND Thành phố lý giải, nguyên nhân là người dân có thói quen chỉ dùng nước sạch để ăn uống, còn lại dùng nước ngầm trong sinh hoạt để đỡ tốn kém. Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nêu rõ, việc sử dụng nước như vậy là chưa khoa học, lâu dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe của người dân.
Chủ tịch UBND cũng cho biết, Hà Nội sẽ rà soát toàn bộ giếng khoan ô nhiễm, đóng sớm hơn lộ trình với các giếng khoan nhiễm thạch tín, asen; với 300.000 giếng khoan ở khu vực ở nông thôn, Thành phố sẽ đề xuất cơ chế hỗ trợ người dân đóng lại các giếng này, không để thẩm thấu ô nhiễm tới mạch nước ngầm; xây dựng đơn giá cấp nước cho người dân; đối thoại giải quyết khúc mắc cho các doanh nghiệp cấp nước; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư; trợ giá cho người dân nông thôn; lắp trạm cấp nước ở vùng sâu vùng xa...
Trước thông tin giá nước mặt sông Đà chỉ 5.000/m3 mà nước mặt sông Đuống cao hơn, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho biết, tiêu chuẩn chất lượng nước mặt sông Đuống đang cao nhất hiện nay. Một số nhà máy nước sẽ phải đầu tư bổ sung công nghệ mới, thay thế đường ống đảm bảo chất lượng. Giá nước sẽ được điều chỉnh để đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Ngay sau hội nghị, Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, Hà Nội sẽ rà soát các doanh nghiệp nước sạch phải đủ năng lực, nếu không phải nhất định thay thế...

-
Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ -
CPI tháng 3/2025 giảm 0,03%, kéo CPI bình quân tăng chậm lại -
Tăng trưởng GDP quý I ước đạt 6,93%, cao nhất giai đoạn 2020-2025 -
Thủ tướng: Bộ Công thương tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách của Mỹ -
Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha sắp thăm chính thức Việt Nam -
Chưa xem xét điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu năm 2025 -
Kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn trong triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort