
-
Phim lịch sử Việt Nam ăn khách nhất năm 2025 tung bản đặc biệt mừng đại lễ 30/4
-
TP.HCM công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu
-
Dành hơn 834 tỷ đồng tặng quà cho người có công với cách mạng
-
Hà Nội giao hơn 3.300 m2 đất cho Bệnh viện Hòe Nhai xây dựng cơ sở khám chữa bệnh
-
Trà Vinh long trọng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước -
Samsung tổ chức SIC Tech Day 2025 tại Hà Nội, tiếp tục hỗ trợ đào tạo nhân tài công nghệ cho Việt Nam
![]() |
Ánh Viên mỉm cười sau khi nhận HC đồng. |
Nguyễn Thị Ánh Viên chạm tay vào thành bể sau 2 phút 12 giây 33. Cô chỉ kém 0,18 giây so với người về nhì là Zsuzsanna Jakobos của Hungary. Giành HC vàng là Katinka Hosszu với thời gian 2 phút 10 giây 68.
Hosszu là người nắm giữ kỷ lục thế giới ở nội dung này nhờ thành tích 2 phút 6 giây 12, xác lập tại giải vô địch thế giới vừa kết thúc ở Kazan (Nga) cách đây ít ngày.
![]() |
Ánh Viên chờ đợi kết quả sau khi về đích. |
![]() |
Kết quả nội dung 200m hỗn hợp nữ. |
Như thường lệ, Ánh Viên - bơi ở làn số 6 - xuất phát chậm. Tuy nhiên sau 100m đầu tiên, cô đã leo lên vị trí thứ hai. Khi hoàn thành 150m, kình ngư của Việt Nam xuống thứ ba và nỗ lực hết mình để duy trì vị trí lịch sử đối với môn bơi nước nhà cho đến khi cán đích.
Trước đây, thành tích tốt nhất của Ánh Viên ở nội dung này là 2 phút 12 giây 66 tại ASIAD 2014. Như vậy, cô vừa phá kỷ lục của bản thân, vừa đem về tấm huy chương thế giới đầu tiên cho môn bơi Việt Nam.
Ở vòng loại Ánh Viên xếp thứ tư với thời gian 2 phút 15 giây 33. Kết quả này kém 1 giây 84 so với người có thành tích tốt nhất vòng loại là "Quý bà Thép" trên đường đua xanh Katinka Hosszu.
Cũng trong ngày 11/8, nữ kình ngư của Việt Nam còn thi đấu nội dung 200m tự do, nhưng không thể vượt qua vòng loại khi đứng thứ 19 trong tổng số 26 VĐV với thời gian 2 phút 2 giây 45. Cô đã đăng ký nội dung 200m ngửa nhưng phút cuối quyết định không tham gia.
Ở 400m hỗn hợp, tài năng quê Cần Thơ cùng sáu đối thủ khác sẽ thi chung kết vào ngày 12/8. Nội dung này không phải đấu vòng loại.
![]() |
Ánh Viên đang nỗ lực cải thiện thành tích bản thân. Ảnh: Đức Đồng. |
Sau giải này Ánh Viên sẽ sang Paris (Pháp) để tham gia chặng hai của Cup thế giới (tên chính thức là FINA World Cup), trước khi trở về Mỹ ngày 18/8.
FINA World Cup, khởi tranh lần đầu tiên năm 1979, là giải bơi thường niên của thế giới với bảy hoặc tám chặng thi đấu. Mỗi chặng diễn ra trong hai ngày, kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11 ở nhiều địa điểm khác nhau, với tổng giá trị tiền thưởng lên đến hai triệu đôla.
Mùa giải 2015, FINA World Cup có tám chặng, gồm Moscow (11/8 và 12/8), Paris-Chartres (15/8 và 16/8), Hongkong (25/9 và 26/9), Bắc Kinh (29/9 và 30/9), Singapore (3/10 và 4/10), Tokyo (28/10 và 29/10), Doha (2/11 và 3/11), Dubai (6/11 và 7/11).
Ở các chặng của Cup thế giới, Liên đoàn bơi quốc tế FINA thưởng mỗi tấm HC vàng 12 điểm và 1.500 đôla, HC bạc là 9 điểm và 1.000 đôla, HC đồng là 6 điểm và 500 đôla.
-
Private Club - Biểu tượng của sự xa xỉ thầm lặng -
Dành hơn 834 tỷ đồng tặng quà cho người có công với cách mạng -
Hà Nội giao hơn 3.300 m2 đất cho Bệnh viện Hòe Nhai xây dựng cơ sở khám chữa bệnh -
Trà Vinh long trọng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước -
Samsung tổ chức SIC Tech Day 2025 tại Hà Nội, tiếp tục hỗ trợ đào tạo nhân tài công nghệ cho Việt Nam -
Triển lãm “Con đường thống nhất”: Tái hiện lịch sử sống động tại Nhà và Hầm D67 -
Bến Tre Đồng Khởi với tầm nhìn và khát vọng mới
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)