-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
22 triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tháng 3 do đại dịch Covid-19. Ảnh: AFP |
Đại dịch Covid-19 khiến 2,5 triệu người trên khắp thế giới mắc bệnh và cướp đi sinh mạng của gần 170.000 người. Nhiều quốc gia phải khóa chặt nền kinh tế, đóng cửa trường học, sản xuất công nghiệp và vô số doanh nghiệp ngừng hoạt động.
Mỹ là quốc gia có số lượng ca nhiễm và tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới. Việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đưa lãi suất về 0% và không hạn chế mua tài sản có thể khiến bảng cân đối năm nay của Fed tăng lên 10.000 tỷ USD, theo kết quả thăm dò ý kiến chuyên gia gần đây mà Reuters thực hiện. Chưa kể, chính quyền Mỹ đang triển khai gói kích thích khổng lồ 2.300 tỷ USD để xoa dịu tác động của đại dịch lên nền kinh tế.
Tuần trước, bảng cân đối của Fed đã tăng lên mức kỷ lục 6.420 tỷ USD, gần bằng 1/3 quy mô GDP Mỹ trước dịch bệnh. Con số này dự kiến sẽ tăng thêm 3.500 tỷ USD lên 10.000 tỷ USD vào cuối năm. Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, bảng cân đối của Fed đã tăng thêm gần 3.600 tỷ USD lên mốc kỷ lục 4.500 tỷ USD.
Kết quả thăm dò mới nhất của Reuters được thực hiện từ ngày 15-20/4, trước thời điểm giá dầu thô Mỹ rơi vào vùng âm. Chưa đầy một nửa trong số 45 chuyên gia kinh tế được hỏi tại Mỹ và châu Âu cho rằng con đường phục hồi của kinh tế Mỹ sẽ theo hình chữ U.
Còn 10/45 chuyên gia dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi theo hình chữ V, trong khi 7 chuyên gia khác nhận định nó sẽ theo hình W.
Nhiều chuyên gia kinh tế, vốn dành nhiều tuần qua nghiên cứu và dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ cho biết, họ hoài nghi về triển vọng tăng trưởng của Mỹ khi kỷ lục tăng trưởng dài nhất của nước này đã đột ngột chấm dứt.
“Trước đây chúng tôi chưa từng chứng kiến điều này (suy giảm đột ngột của kinh tế Mỹ). Vì vậy, bất cứ ai tuyên bố thực sự thạo vấn đề này, thì tôi cho rằng đó không phải lời nói thực. Hiện giờ, nền kinh tế Mỹ đang suy yếu khá nghiêm trọng”, Jim O’Sullivan, chuyên gia về chiến lược vĩ mô của Mỹ tại ngân hàng đầu tư TD Securities.
“Sẽ có những thiệt hại và rất nhiều doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại. Cùng với thời gian và các biện pháp kích thích, nền kinh tế Mỹ sẽ hồi phục, tôi tin vào điều này. Nhưng câu hỏi thực sự là quá trình hồi phục đó sẽ mất bao lâu”, O’Sullivan nói thêm.
Sau hơn một tháng bất ổn tài chính, kể cả cú trượt chân đưa Phố Wall lao đáy kể từ năm 1929, thị trường tài chính toàn cầu vẫn đầy dẫy những bất ổn.
GDP của Mỹ được dự báo sẽ suy giảm 4,8% trong quý I/2020 và giảm thêm 30% trong quý II. Trong khi đó, kết quả thăm dò của Reuters cho thấy, mức sụt giảm bình quân của kinh tế Mỹ được các chuyên dự báo là 2,5% trong quý I và 20% quý II.
Đối với 2 quý còn lại trong năm, họ nhận định kinh tế Mỹ sẽ đón nhận diễn biến tích cực với mức tăng trưởng khoảng 12% trong quý III và 9% trong quý IV.
Tính cả năm 2020, GDP được dự báo sẽ suy giảm 4,1%, cao hơn mức giảm 3% được dự báo 3 tuần trước đó, nhưng vẫn lạc quan hơn so với dự báo giảm 5,9% gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Các nhà kinh tế được khảo sát cho rằng triển vọng kinh tế Mỹ có thể tồi tệ và kéo dài hơn, tùy thuộc vào diễn biến của đại dịch. “Chúng tôi cho rằng kinh tế Mỹ sẽ phục hồi trong nửa cuối năm nay, nhưng điều đó đang vấp phải những bất ổn và rủi ro suy giảm”, Kevin Loane, chuyên gia kinh tế cao cấp tại công ty tư vấn doanh nghiệp Fathom Consulting (Vương quốc Anh) cho biết.
Loane đơn cử những rủi ro lớn như việc đóng cửa nền kinh tế lâu hơn dự kiến, xuất hiện làn sóng dịch Covid-19 thứ 2, người dân và doanh nghiệp vẫn lo ngại khi ra quyết định chi tiêu hoặc thuê lao động ngay cả khi không áp dụng các biện pháp phong tỏa chính thức.
Bằng chứng cho những thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra là khi doanh nghiệp đóng cửa ngăn dịch lây lan, 22 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tháng 3. Tỷ lệ thất nghiệp trong quý II/2020 của Mỹ được dự báo sẽ tăng vọt lên 13,7%, nhưng sẽ giảm xuống còn 11% trong quý III và 8,5% trong quý IV.
-
Nga lấy lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU -
Bitcoin vượt mốc 96.000 USD nhờ lạc quan về chính sách của ông Trump -
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu? -
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Dự báo Fed sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất -
Nhật Bản: BoJ có khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát -
Hiệu ứng bầu cử dần mờ nhạt trên thị trường chứng khoán Mỹ
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu