
-
MobiFone vận hành thông suốt hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính
-
Vietnam Post bố trí 8.000 nhân viên hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính tại xã, phường
-
Huawei cùng các đối tác khám phá các cơ hội tăng trưởng mới
-
Việt Nam lần đầu có sàn giao dịch khoa học và công nghệ
-
MobiFone đảm bảo vận hành thông suốt hệ thống công nghệ phục vụ người dân Hà Nội -
VNPT “giữ cửa - canh dữ liệu" phục vụ mô hình chính quyền 2 cấp từ 1/7/2025
Tại sự kiện Vietnam Security Summit 2021, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết, chỉ trong nửa đầu năm 2021, đơn vị này đã phát hiện 1.555 các trang web, trang thông tin điện tử có tên miền .vn bị tấn công, chèn các thông điệp của tin tặc.
Trong đó, có 412 trang thuộc quản lý của cơ quan Nhà nước; trên 221.000 tin, bài chứa thông tin xấu, sai sự thật đăng trên các trang thông tin điện tử, blog, mạng xã hội… với tốc độ đăng tải lại, chia sẻ, lan truyền cực kỳ mạnh mẽ.
"Tình trạng lộ lọt, mua bán thông tin, dữ liệu của người dùng cũng ghi nhận ở mức đáng báo động, điển hình là vụ lộ lọt thông tin của 35,6 triệu khách hàng của một tập đoàn lớn ở Việt Nam. Vụ rò rỉ có đến 17GB dữ liệu bao gồm cả ảnh chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân và thông tin cụ thể thuộc nhiều ngân hàng, công ty bảo hiểm, bất động sản, du lịch và cả các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông…", Đại tá Nguyễn Ngọc Cương, Phó cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho biết.
![]() |
Toàn cảnh Hội nghị Vietnam Security Summit 2021 |
Còn ông Trần Minh Quảng, Giám đốc Trung tâm Phân tích và chia sẻ nguy cơ An ninh mạng, Công ty An ninh mạng Viettel cho biết, thống kê của Viettel cho thấy, năm qua Việt Nam có tới 100 triệu thông tin người dùng internet bị trao đổi trên các nền tảng “chợ đen". Đặc biệt, những lĩnh vực thường gặp phải vấn đề lộ, lọt thông tin là người dùng cá nhân, cơ quan, tổ chức về viễn thông, tài chính, ngân hàng, năng lượng, Chính phủ.
"Năm 2021 là năm Việt Nam ghi nhận sự bùng nổ của hàng loạt nguy cơ ATTT như tấn công phishing (tấn công giả mạo) lừa đảo người dùng, tấn công có chủ đích tiếp tục gia tăng, số lượng lớn dữ liệu người dùng cuối, dữ liệu các doanh nghiệp bị lộ lọt trên mạng Internet. Hiện nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với hàng loạt nguy cơ ATTT mới, ngày càng nguy hiểm, tinh vi, các nhóm tấn công mạng được tổ chức ngày càng bài bản, chuyên nghiệp, với tiềm lực tài chính dồi dào", ông Quảng đánh giá.
Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, chúng ta vẫn nói về khái niệm một ngôi làng toàn cầu, một ngôi làng mà ở đó mọi người dân trên toàn cầu có thể kết nối với nhau dễ dàng hơn nhờ CNTT và Truyền thông. Đến nay, không gian mạng đã và đang hiện thực hóa ý tưởng đó. Xã hội đang dần dịch chuyển các hoạt động từ không gian thực lên không gian mạng, xóa nhòa ranh giới địa lý giữa các vùng miền, giữa các quốc gia.
Trong 2 năm gần đây, chúng ta chuyển dần các hoạt động của mình lên không gian mạng nhiều hơn. Mỗi ngày 1 người Việt Nam trực tuyến trên mạng Internet khoảng gần 7 tiếng. Thời lượng này sẽ tiếp tục tăng lên và đồng nghĩa với nguy cơ mất an toàn thông tin mạng sẽ cao hơn.
Thống kê trên thế giới cho thấy, có 900 cuộc tấn công mạng, có 5 mã độc mới sinh ra trong mỗi giây, phát hiện 40 điểm yếu, lỗ hổng mỗi ngày. Đó đều là những nguy cơ hiện hữu mà chúng ta phải đối mặt và điều này có thể tăng lên theo hàm số mũ trong thời gian tới.
Nhấn mạnh đảm bảo an toàn thông tin cho các tổ chức, cá nhân, cho người dân trên không gian mạng là mục tiêu quan trọng nhất, Thứ trưởng cũng cho rằng: An toàn thông tin mạng giờ đây là câu chuyện của mọi người. Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ triển khai chiến dịch phổ cập an toàn thông tin mạng cơ bản cho người dân.
Bộ TT&TT đã xác định 8 mục tiêu cần đạt được thời gian tới gồm: Duy trì thứ hạng 25, hướng tới thứ hạng 20 về chỉ số GCI; Mỗi người dân có một “Hiệp sĩ” bảo vệ; Mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có 1 đơn vị chuyên nghiệp bảo vệ; 100% bộ, ngành, địa phương bảo đảm an toàn thông tin theo 4 lớp; bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin 11 lĩnh vực quan trọng; 100% người sử dụng được tiếp cận nâng cao nhận thức, kỹ năng an toàn thông tin; tỷ lệ thông tin tiêu cực duy trì dưới 10%; và 100% nền tảng số tuân thủ quy định pháp luật.
Đặc biệt, Bộ TT&TT thấy rằng có 6 nhóm hành động cụ thể cần phải được tập trung triển khai để tạo lập niềm tin số, đảm bảo an toàn không gian mạng cho tất cả mọi người, đó là: Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng số; Bảo vệ dữ liệu số; Bảo vệ hệ thống thông tin cơ quan Đảng, Nhà nước; Bảo vệ hệ thống thông tin trong các lĩnh vực quan trọng; Xây dựng môi trường mạng an toàn; Bảo đảm thông tin lành mạnh trên không gian mạng.
Với mỗi nhóm này, Bộ TT&TT đều đưa ra các nội dung công việc cụ thể cần triển khai. Đơn cử như, để xây dựng môi trường mạng an toàn, bên cạnh việc phổ cập ứng dụng an toàn không gian mạng, Bộ TT&TT cũng sẽ tiếp tục triển khai gán nhãn tín nhiệm mạng, phát triển Cổng không gian mạng quốc gia; phát triển nền tảng hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng...

-
MobiFone đảm bảo vận hành thông suốt hệ thống công nghệ phục vụ người dân Hà Nội -
VNPT “giữ cửa - canh dữ liệu" phục vụ mô hình chính quyền 2 cấp từ 1/7/2025 -
Đăng ký gói cước, nhận ngay voucher: Ưu đãi kép dành riêng cho thuê bao MobiFone -
“Vòi bạch tuộc” sim rác, cuộc gọi rác vẫn hoành hành -
Sẽ có gần 70.000 trạm BTS 5G, phủ sóng tới 90% dân số Việt Nam -
MobiFone triển khai hệ thống giải quyết thủ tục hành chính cho tỉnh Thái Nguyên -
Tạo nền móng hợp tác công - tư trong khoa học công nghệ
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới