-
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống mưa lũ, sạt lở tại Nam Định -
Hải Phòng ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D -
Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào mong muốn thúc đẩy hợp tác với TP.HCM -
Chủ tịch Quốc hội trao 30 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ tại Thái Nguyên -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Hà Nam
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự phiên họp của Ủy ban Chính trị tại AIPA 42. |
Ngày 24/8, Đại hội đồng Liên nghị viện các nước ASEAN lần thứ 42 (AIPA 42) tiếp tục chương trình nghị sự.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, ông Vũ Hải Hà làm trưởng đoàn Việt Nam tham dự cuộc họp của Ủy ban này.
Kéo dài liên tục 4 giờ, thay vì hai giờ như dự kiến ban đầu, Ủy ban Chính trị đã thảo luận thông qua Báo cáo Hội nghị Nhóm Tư vấn AIPA lần thứ 12, xem xét về 4 dự thảo Nghị quyết gồm: Tăng cường an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu hướng tới một không gian mạng tự cường trong ASEAN (do Brunei Darussalam đề xuất); Thúc đẩy an ninh con người trong lĩnh vực kỹ thuật số bao trùm cho ASEAN (do Malaysia đề xuất); Tăng cường ngoại giao nghị viện hướng tới Cộng đồng ASEAN (do Thái Lan đề xuất); Sự hỗ trợ của nghị viện về tình hình Myanmar (do Indonesia đề xuất).
Với dự thảo Nghị quyết về tăng cường an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu hướng tới một không gian mạng tự cường trong ASEAN vấn đề được nhiều ý kiến đề cập là khi nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ thì yêu cầu đảm bảo an ninh số càng được nhấn mạnh và cần phát triển kỹ thuật số đáp ứng được các thách thức mới của thời đại cũng như kêu gọi Chính phủ có chương trình bảo vệ an ninh mạng, nâng cao nhận thức của người dân.
Do vậy, nghị quyết này có mục đích tăng cường hợp tác giữa các Quốc hội/nghị viện để bảo đảm an ninh mạng, kêu gọi thành viên AIPA tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý để bảo vệ dữ liệu trong môi trường mạng.
Tại phiên làm việc này, Đoàn Việt Nam đề xuất tăng cường hợp tác trên kênh nghị viện, chia sẻ kinh nghiệm trong hoàn thiện chính sách, giám sát triển khai chính sách công nghệ và an toàn an ninh mạng; thông tin về các mối đe dọa về an toàn an ninh mạng và các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ chống lại đại dịch Covid-19.
Theo đoàn Việt Nam, cần tiếp tục duy trì hợp tác quốc tế, với tinh thần thống nhất nhận thức chung và hành động của Cộng đồng ASEAN đối với an ninh mạng, hướng tới một khuôn khổ hợp tác khu vực để tạo thuận lợi cho phối hợp bảo đảm an ninh mạng.
Ý kiến từ các đoàn nghị viện thành viên AIPA cũng cho rằng, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đang đặt ra những thách thức mới về bảo đảm an ninh, an toàn trên không gian mạng. An ninh mạng là động lực để các quốc gia tận dụng lợi ích của số hóa với phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ nền dân chủ và quyền con người.
Các ý kiến tại phiên họp thống nhất, để phát triển kinh tế số thì Chính phủ các nước phải có các biện pháp để bảo vệ an ninh, an toàn trên không gian mạng; nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này. AIPA cần tái khẳng định cam kết của các nghị viện thành viên về hợp tác trong bảo đảm an ninh, an toàn mạng, bảo đảm an toàn dữ liệu thông tin trên môi trường mạng, đồng thời bảo đảm các biện pháp quản lý không xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân.
Tham gia vào các nội dung còn lại của phiên họp, đoàn Việt Nam đề nghị thúc đẩy hiểu biết chung về khái niệm và cách tiếp cận an ninh con người, trên cơ sở cần đảm bảo tuân thủ Hiến chương ASEAN, Tuyên bố ASEAN về nhân quyền và các văn bản khác có liên quan của ASEAN.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực về mọi mặt, đoàn Việt Nam đề nghị các nghị viện AIPA thúc đẩy chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về phòng, chống đại dịch, kiểm soát lây lan dịch bệnh, cũng như các giải pháp phục hồi kinh tế sau đại dịch. Những chia sẻ dữ liệu và công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực này cũng góp phần bảo đảm an ninh con người, trong đó Việt Nam cũng có thể chia sẻ các kinh nghiệm trong việc áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin phục vụ truy vết và cảnh báo, quản lý giãn cách, quản lý tiêm chủng...
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng nhấn mạnh việc đề cao vai trò của các Nghị viện trong việc nội luật hóa các cam kết quốc tế của các nước thành viên ở cả quy mô khu vực và toàn cầu; tăng cường giám sát thực hiện nghĩa vụ và cam kết trong các khuôn khổ điều ước quốc tế.
Quốc hội/Nghị viện các nước thành viên cần đóng vai trò tích cực trong việc xem xét ban hành, sửa đổi, bổ sung những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến việc thúc đẩy sự hiểu biết, hợp tác giữa các quốc gia trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của nhau, dựa trên luật pháp quốc tế (như Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 - UNCLOS 1982), củng cố lòng tin lẫn nhau, bảo đảm các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, Hiến chương ASEAN, đóng góp vào việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, góp phần thúc đẩy phát triển.
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào mong muốn thúc đẩy hợp tác với TP.HCM -
Chủ tịch Quốc hội trao 30 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ tại Thái Nguyên -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Hà Nam -
Đề nghị giám sát lại tình hình xâm hại trẻ em để báo cáo Quốc hội -
Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
"Không để bị tác động bởi bất cứ lợi ích nhóm nào trong xây dựng luật" -
Lập các tổ công tác giao thông hiện trường khắc phục hậu quả của bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang