Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
2 xu hướng đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp
Hồng Sơn - 27/01/2017 19:12
 
Trong bối cảnh thu hút đầu tư giảm đáng kể trong năm 2016, nhiều chủ đầu tư các khu công nghiệp (KCN) đã chủ động tìm giải pháp gỡ khó.
.

Hiện có 2 xu hướng chính được các nhà đầu tư KCN áp dụng để tăng cường thu hút đầu tư.

Xu hướng thứ nhất là mời gọi các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có quy mô vốn lớn, của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, để từ đó làm “cực hút” các dự án muốn tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu.

Chẳng hạn, Becamex Bình Dương, nhà đầu tư hạ tầng KCN lớn nhất tại địa phương này cuối năm 2016 đã ký bản ghi nhớ cho thuê 42 ha đất tại KCN Bàu Bàng để Tập đoàn Kolon Industries (Hàn Quốc) đầu tư dự án sản xuất sợi bố vỏ xe ô tô, sản xuất túi khí ô tô và các sản phẩm khác…, với vốn đầu tư đến năm 2026 là 600 triệu USD.

Kolon là tập đoàn đa ngành nghề chuyên sản xuất sản phẩm công nghệ cao như: bố lốp, túi khí ô tô, màng phim dùng trong công nghiệp điện, điện tử...

Trước đó, một doanh nghiệp đình đám trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng KCN là Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc đã cho Tập đoàn JA Solar (Trung Quốc) thuê 88 ha đất ở Khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang) để triển khai dự án.

Xu hướng thứ nhất là mời gọi các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có quy mô vốn lớn, của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn và xu hướng thứ hai là các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp mời gọi được các nhà đầu tư thứ cấp “tên tuổi” làm các khu, cụm công nghiệp, để từ đó thu hút các doanh nghiệp khác đến đầu tư.

Tại đây, JA Solar sẽ triển khai Dự án sản xuất pin năng lượng mặt trời công nghệ cao có tổng vốn 300 triệu USD, nếu tính các giai đoạn, tổng vốn đầu tư sẽ khoảng 1 tỷ USD… Tập đoàn này hiện có 8 nhà máy sản xuất trên toàn thế giới, cung cấp các sản phẩm điện năng cho các quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ và Nhật Bản.... Khi thu hút được nhà đầu tư này, sẽ có nhiều doanh nghiệp FDI khác đến đầu tư để tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu của JA Solar.

Xu hướng thứ hai, các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp mời gọi được các nhà đầu tư thứ cấp “tên tuổi” làm các khu, cụm công nghiệp, để từ đó thu hút các doanh nghiệp khác đến đầu tư.

Tại Bình Dương, Becamex gần đây đã ký bản ghi nhớ với Công ty TPP Invest LLC (Mỹ) thuê 200 ha đất ở Khu công nghiệp Bàu Bàng để thành lập Khu công nghiệp Việt - Mỹ. Theo đại diện chủ đầu tư, sau khi hoàn thiện hạ tầng sẽ thành lập KCN chuyên biệt trong lĩnh vực dệt may để đón các nhà đầu tư đến từ Mỹ và châu Á…

Hay tại Long An, chủ đầu tư KCN Tân Đức đã “bắt tay” với Tập đoàn Trillions (Mỹ) để thành lập một khu chuyên ngành về dệt may. Theo dự kiến ban đầu, Trillions sẽ đầu tư một tổ hợp dự án có quy mô khoảng 30 ha, vốn đầu tư trên 120 triệu USD. Tuy nhiên, qua các kênh xúc tiến đầu tư và từ nhu cầu của các đối tác, Trillions đã nâng mức đầu tư cho tổ hợp này lên 250 triệu USD…

Thông tin từ chủ đầu tư cho biết, ngoài các doanh nghiệp Mỹ, hiện đã có một số đối tác Đài Loan, Hàn Quốc… quan tâm đến việc triển khai dự án tại khu chuyên ngành của Tập đoàn Trillions.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư