Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 21 tháng 12 năm 2024,
3 cổ phiếu cần quan tâm ngày 2/11
 
Đầu tư trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 2/11 của các công ty chứng khoán.
1. PVS: Khuyến nghị mua vào

CTCK MayBank KimEng (MBKE)

Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS - sàn HNX) đã công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2015. Theo đó, sự suy giảm lợi nhuận gộp của mảng Dịch vụ cung ứng tàu chuyên dụng (OSV) (-61%) và Dịch vụ căn cứ cảng (-30%) của PVS được bù đắp bởi (1) sự gia tăng lợi nhuận gộp của mảng Dịch vụ khảo sát địa chấn, địa chất 2D/3D - lãi 92 tỷ đồng so với lỗ 100 tỷ đồng quý III/2014, và (2) lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết tăng 9,6% so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ năm công ty liên kết thuộc mảng Dịch vụ kho nổi chứa xử lý và xuất dầu thô (FSO/FPSOs). Do đó, lợi nhuận sau thuế của PVS không thay đổi nhiều (+1%).

Bên cạnh đó, theo PVS, mảng dịch vụ cơ khí dầu khí (M&C) có thu nhập cao hơn so với năm ngoái nhờ vào chi phí hồi tố ở một số dự án kết thúc trong kỳ. Trong 3 quý đầu năm, PVS cũng gia tăng cổ phần của mình tại Cảng Sao Mai Bến Đình lên 51% từ 42%. Cảng Sao Mai Bến Đình sau đó được định giá lại, kết quả định giá lại đã giúp PVS gia tăng khoản mục thu nhập khác lên 66 tỷ đồng từ mức 13 tỷ đồng quý III/2014.

Chúng tôi đánh giá cao PVS vì những lợi thế đặc biệt của công ty đối với các dự án phát triển dầu khí trong nước. Tại mức giá 21.900 đồng/CP, cổ phiếu được giao dịch ở mức P/E dự phóng 2015 là 6,4 lần và P/E dự phóng 2016 là 6,3 lần, thấp hơn 30% so với các công ty cùng ngành. Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 29.900 đồng/CP.

PVS: Khuyến nghị mua vào

CTCK BIDV (BSC)

Chúng tôi tiếp tục dùy trì khuyến nghị MUA cổ phiếu PVS của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam với giá mục tiêu 12 tháng là 25.300 đồng/CP (cao hơn 16% so với giá thị trường ngày 29/10/2015) dựa trên phương pháp định giá FCFF. Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam là doanh nghiệp lớn nhất chuyên cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cho ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam với 6 dịch vụ chính gồm (1) Dịch vụ cơ khí dầu khí; (2) Dịch vụ cung ứng tàu chuyên dụng; (3) Dịch vụ khảo sát địa chấn, địa chất công trình và khảo sát sửa chữa công trình ngầm bằng ROV; (4) Dịch vụ vận hành, bảo dưỡng (O&M), vận chuyển, lắp đặt, đầu nối, chạy thử, sửa chữa các công trình dầu khí; (5) Dịch vụ căn cứ cảng; (6) Dịch vụ kho nổi chứa xử lý và xuất dầu thô.

Lợi nhuận quý III/2015 tăng trưởng mạnh: theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2015, PVS ghi nhận 6.819 tỷ đồng doanh thu (-35% so với cùng kỳ năm ngoái) và 409 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (+36%). Đây là kết quả hết sức khả quan của doanh nghiệp trong bối cảnh giá dầu giảm sâu, ảnh hưởng đến giá cũng như nhu cầu dịch vụ dầu khí. Tính chung 9 tháng đầu năm, PVS đạt 19.324 tỷ đồng doanh thu (-16% so với cùng kỳ năm ngoái) và 1.292 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (+9% so với cùng kỳ năm ngoái). Động lực chính cho việc tăng của lợi nhuận trong giai đoạn này đến từ mảng cơ khí dầu khí. Cụ thể:

Kế hoạch kinh doanh quý VI/2015 thận trọng: doanh nghiệp đặt kế hoạch 5.000 tỷ đồng doanh thu và 195 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Với tiến độ thực hiện các dự án hiện tại ở mảng cơ khí dầu khí và sự tăng trưởng ổn định ở mảng FSO/FPSO và mảng dịch vụ căn cứ cảng, chúng tôi đánh giá đây là kế hoạch tương đối thận trọng. Giá dầu được dự báo ổn định xung quanh mức 40-50USD/thùng trong quý VI/2015 sẽ giúp các mảng hoạt động khác duy trì tương đương như quý liền trước.

Căn cứ trên kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2015 và kế hoạch kinh doanh quý IV/2015 của doanh nghiệp, chúng tôi điều chỉnh dự báo năm 2015 của PVS với doanh thu ước đạt 28.902 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ước đạt 1.511 tỷ đồng, tương ứng với EPS 2015 ước đạt 3.241 đồng/cổ phiếu.

2. ITC: Khuyến nghị mua vào

CTCK BIDV (BSC)

Chúng tôi khuyến nghị MUA cổ phiếu ITC của CTCP Đầu tư và Kinh doanh nhà với giá mục tiêu 15.443 đồng, dựa trên phương pháp FCFF. Mặc dù hoạt động kinh doanh đang có những chuyển biến tích cực nhưng ITC vẫn đang giao dịch tại mức P/E forward ~ 6, P/B Forward ~ 0.3, giá cổ phiếu biến động trong vùng 7.000 - 9.000 đồng. Đang có độ trễ nhất định trong việc phản ánh những sự thay đổi của các yếu tố cơ bản vào giá cổ phiếu và điều này đang mang lại tiềm năng tăng giá khi KQKD dự báo sẽ có chuyển biến mạnh từ năm 2016.

Sau tái cơ cấu, giai đoạn khó khăn của ITC đã qua và triển vọng tăng trưởng KHẢ QUAN trong các năm tới. ITC hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản với quỹ đất để phát triển lớn ~ 90 ha phân bổ chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh (80 ha), Đăk Nông (10 ha), diện tích đất sạch ~ 86 ha. Các dự án có ưu điểm nhờ vị trí đắc địa hoặc giá vốn thấp. Hai dự án tiêu biểu được kỳ vọng gồm:

Trung hạn kỳ vọng dự án KDC Long Thới: Chúng tôi dự báo dự án này có thể đóng góp doanh thu khoảng 594 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 415 tỷ đồng vào KQKD 2016. Mặc dù không có vị trí thuận lợi khi cách khá xa trung tâm TP. Hồ Chí Minh ~ 16 km nhưng ITC đang có nhiều lợi thế tại dự án này: (1) Giá vốn thấp ~7,5 - 8 triệu đồng/m2 trong khi giá bán trung bình hiện tại ~ 9,5 triệu đồng/m2, đặc biệt những lô đất ở mặt tiền đường D17 và D9 của dự án có giá bán ~ 10,5 triệu đồng/m2 được chúng tôi kỳ vọng sẽ có tốc độ tiêu tốt ngay trong giai đoạn đầu mở bán. (2) Cơ sở hạ tầng sẽ cải thiện trong các năm tới với việc hoàn thiện đường vành đai 3, cao tốc Bến Lức-Long Thành, cùng với khu kinh tế đặc biệt sẽ được xây dựng tại Phía Nam thành phố (Quận 7, Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ) sẽ kích thích nhu cầu mua để đầu tư.

Triển khai dự án Lý Chính Thắng: hướng tới phân khúc cao cấp, chúng tôi cho rằng dự án vẫn sẽ có tốc độ tiêu thụ khả quan: (1) Vị trí dự án đắc địa; (2) Cạnh tranh thấp; (3) Nhu cầu ở phân khúc cao cấp đã cải thiện đáng kể so với 2 năm trước đây.

3. BMP: Khuyến nghị nắm giữ

CTCK BIDV (BSC)

Chúng tôi khuyến nghị NẮM GIỮ cổ phiếu BMP với giá mục tiêu 12 tháng tới là 125.700 đồng/CP theo 2 phương pháp là FCFE và P/E, tương đương với P/E 2015 là 11,04x và P/B là 2,84x. Hiệu quả kinh doanh được cải thiện mạnh, tỷ lệ chi trả cổ tức cao (đạt 30%-60% trong các năm từ 2012-2014). Việc tăng tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới có thể sẽ kích cầu đối với cổ phiếu BMP.

Nhu cầu tiêu thụ ống nhựa cao, ước đạt 15% trong năm 2015. BMP là cổ phiếu đầu ngành ống nhựa xây dựng, công ty được hưởng lợi trực tiếp từ đà phục hồi của thị trường bất động sản, xây dựng. BMP chiếm lĩnh thị phần miền Nam với khoảng 50% sản lượng tiêu thụ và khoảng 25-30% thị phần cả nước.

Biên lợi nhuận gộp được kỳ vọng tăng. (1) Giá hạt nhựa giảm trung bình khoảng 15% trong 9 tháng đầu năm 2015 so với trung bình cả năm 2014 và được dự báo tiếp tục duy trì ở mức thấp trong năm 2015 mang lại lợi thế về chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất ống nhựa. (2) Nhiều dây chuyền sản xuất của BMP đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng, chi phí khấu hao có thể giảm mạnh từ năm 2017. (3) Giá bán sản phẩm ổn định, công ty không tăng chiết khấu cho nhà phân phối.

Dự báo kết quả kinh doanh 2015, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế được dự báo đạt lần lượt là 2.807 tỷ đồng (+16% so với năm ngoái) và 552 tỷ đồng (+47% so với năm ngoái), tương đương EPS năm 2015 là 11.391 đồng/CP.

Công suất sản xuất gần chạm công suất thiết kế, trong khi đó, công ty chưa có kế hoạch bổ sung công suất mới sẽ làm hạn chế khả năng tăng trưởng trong dài hạn của doanh nghiệp.

"Soi" giá cổ phiếu mới chào sàn
Trong vài năm trở lại đây, xu hướng chính của những cổ phiếu mới niêm yết là giá tăng liên tiếp sau khi chào sàn, khiến không ít NĐT nương theo xu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư