CTCK Bảo Việt (BVSC)

Hoạt động kinh doanh của CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (mã NTC) khá bền vững với nhu cầu thuê đất khu công nghiệp đang duy trì tốt.

Trong khi đó, phát triển dự án trên đất cao su là lợi thế lớn của NTC so với các đơn vị khu công nghiệp khác đang niêm yết. Công ty tiết kiệm nhiều thời gian cũng như chi phí để triển khai dự án vì không phải thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng.

Trong thời gian tới, dự án Nam Tân Uyên giai đoạn 3 đi vào triển khai vào năm 2018 sẽ gia tăng thêm giá trị cho Công ty và cổ đông. Từ những đánh giá trên, chúng tôi khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu NTC với cho mục tiêu đầu tư trong thời gian 6 – 12 tháng. Giá trị hợp lý theo ước tính của chúng tôi đối với NTC là 89.000 đồng/CP, cao hơn hơn thị trường hiện tại là 40%.

2. Khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu PNJ

CTCK KIS Việt Nam (KIS)

Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HSX: PNJ) tiếp tục kế hoạch mở rộng chuỗi cửa hàng bán lẻ. Công ty đã tăng hệ thống bán lẻ lên 237 cửa hàng trong 6 tháng 2017, gấp 4,4 lần so với đối thủ cạnh tranh thứ hai.

Tăng trưởng doanh thu trên cùng cửa hàng (SSSG) đạt 28% với cửa hàng vàng và 34% cửa hàng bạc. Chúng tôi cho rằng SSSG của PNJ sẽ ở mức cao trong thời gian tới.

Trong nữa đầu 2017, Phú Nhuận ghi nhận 5.476 tỷ đồng doanh thu và 377 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng tương ứng 39% và 54% so cùng kỳ. Công ty đã hoàn thành 53% kế hoạch doanh thu và 63% kế hoạch lợi nhuận 2017.

Tuy nhiên, bất lợi là Chính phủ hạn chế nhập khẩu vàng để chế biến trang sức làm hạn chế khả năng kinh doanh của PNJ do không chủ động được nguồn nguyên liệu

So với báo cáo PNJ lầu đầu, chúng tôi điều chỉnh tăng 10% dự phóng lợi nhuận ròng của PNJ lên 686 tỷ đồng, chủ yếu do tăng SSSG. EPS 2017 dự phóng là 6.158 đồng. Tại mức giá 103.000 đồng/CP, PNJ được giao dịch mức 16,7 lần lợi nhuận 2017.

Dựa trên phương pháp so sánh định giá P/E với các công ty nữ trang trong khu vực châu Á và Australia. Chúng tôi đánh giá cổ phiếu PNJ tại mức 123.000 đồng/CP cuối năm 2017. Tính thêm 2% lợi suất cổ tức, lợi nhuận kỳ vọng đạt 20%. Khuyến nghị tăng tỷ trọng.

3. KBC sẽ có nhiều điểm tích cực hơn trong năm 2018

CTCK Đầu tư Việt Nam (IVS)

Cổ phiếu Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã KBC) được kỳ vọng khá nhiều trong khoảng đầu năm nay, tuy nhiên chu kỳ tăng giá không mấy hoàn hảo khi đà tăng chậm và liên tục chịu áp lực bán.

Cổ phiếu này chính thức rơi khỏi trend tăng giá hình thành từ cuối năm 2016 vào giữa Tháng 7 vừa qua và gần chạm đến vùng hỗ trợ (13 – 13.500 đồng/CP) và điều này khiến cho nhiều nhà đầu tư nản lòng và rời bỏ.

Tuy nhiên tại vùng giá hiện tại 14-14.500 đồng/CP, khối lượng giao dịch đã có xu hướng giảm xuống cho thấy áp lực bán đã giảm dần. Đường MACD theo đồ thị ngày có dấu hiệu nhích lên cho thấy lực mua có dấu hiệu tăng lên. Đường MACD cũng đã rơi xuống dưới mức 0 và trong lịch sử cho thấy nhiều lần giá cổ phiếu đã bật tăng khi rớt về vùng này.

Nhìn về xu hướng dài hạn kể từ đáy cuối năm 2012, đường giá của KBC vẫn luôn vận động phía trên đường xu hướng tăng dài hạn này. Thời điểm giá rớt về 14.000 đồng/CP vừa qua chính thức chạm đến đường xu hướng hỗ trợ tăng giá trên.

Trong Báo cáo kết quả kinh doanh quý II vừa được KBC công bố, theo đó doanh thu chỉ đạt 49 tỷ đồng, giảm 93% so với cùng kỳ năm trước và giảm 89% so với quý I/2017. Thực ra, việc doanh thu sụt giảm xuất phát từ nguyên nhân KBC chưa kịp hạch toán một số hợp đồng thuê mới. Điều này sẽ được Công ty thực hiện vào những quý kế tiếp nên mục tiêu 2.800 tỷ đồng vẫn tiếp tục được duy trì.

Trong ngày hôm qua 27/8, trong cuộc gặp với các Nhà Phân tích và Công ty quản lý quỹ, ông Đặng Thành Tâm tiết lộ “về cơ bản tính đến nay công ty hoàn toàn có khả năng hoàn thành kế hoạch 850 tỷ đồng lợi nhuận năm, thậm chí nếu thuận lợi có thể sẽ đạt khoảng 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2017.” Năm 2018 Công ty sẽ có nhiều điểm tích hơn nữa và khả năng book lợi nhuận tích cực – KBC sẽ trả cổ tức sau rất nhiều năm.

KBC là một trong những công ty đã và đang thực hiện tái cơ cấu tài chính cực kỳ thành công trong một vài năm gần đây. Kể từ trước năm 2016, trong báo cáo kết quả kinh doanh của KBC rất hiếm khi nhìn thấy dòng tiền kinh doanh dương nhưng điều này đang ngược lại trong khoảng 1 năm trở lại đây. Tiếp tục thoái vốn ngoài ngành và tập trung vào kinh doanh cốt lõi là điểm nhấn quan trọng mà KBC đang theo đuổi.

Chính phủ tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư FDI và đó là cơ hội đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành này. Khu vực phía Nam đang khá nóng và tạo cơ hội rất lớn cho những doanh nghiệp kinh doanh mảng này như Sodezi, Tân Uyên… Ở phía Bắc các khu công nghiệp tại Hải Phòng cũng đang mang đến cơ hội lớn và nếu như Tràng Duệ 3 thành công sẽ tiếp tục mang đến cơ hội cho KBC những năm kế tiếp.

Ngoài ra, cổ phiếu KBC cũng đã hội tụ đủ các tiêu chí để lọt vào rổ danh mục VNM ETF nhưng chỉ có điều Quỹ này có đưa thêm KBC vào hay không? Nếu có đó sẽ là một thông tin rất tích cực.

Kể từ đầu năm đến nay, khối ngoại đã mua vào cổ phiếu này tương đối nhiều nâng tỷ trọng từ 30% lên hiện tại 33,47%