(CTCK BIDB - BSC)

chứng khoán: HBC – Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.

 Điểm nhấn kỹ thuật:

- Xu hướng hiện tại: thoát khỏi xu hướng giảm giá trung hạn

- Chỉ báo MACD: tăng và phân kỳ bên trên đường tín hiệu

- Chỉ báo RSI: tăng

- Chỉ báo MFI: tăng

Nhận định: Mặc dù trải qua một đợt điều chỉnh mạnh, HBC vẫn giữ được ngưỡng hỗ trợ của đường xu hướng tăng giá dài hạn.

Hiện tại, giá cổ phiếu HBC đẫ thoát khỏi xu hướng giảm giá trung hạn. Chỉ báo MACD tăng và phân kỳ bên trên đường tín hiệu, cho thấy xu hướng tăng giá của cổ phiếu.

Chỉ báo RSI tăng, thể hiện động lực tăng giá cổ phiếu. Chỉ báo MFI tăng mạnh, xác nhận đà tăng giá cổ phiếu. HBC sẽ tiếp tục tăng trong các phiên tới.

Khuyến nghị: Mức giá mua: 41.300-42.800. Giá mục tiêu: 47.900. Cắt lỗ: 37.000 đồng/cổ phiếu

2. Khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu PHR

(CTCK Kis Việt Nam – KIS)

Mã chứng khoán: PHR – Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa

PHR là top 3 đồn điền cao su mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) với tổng diện tích hơn 15.000 ha và quỹ đất ở vị trí thuận lợi.

Mảng cao su chính hồi phục với dự báo giá cao su có thể tăng từ 20%-30% trong năm 2018 và sự gia tăng năng suất từ vườn cây 7.600 ha tại Campuchia sau 2020.

Chính sách cấm khai thác gỗ nguyên liệu của Trung Quốc từ 2017 sẽ đẩy giá thanh lý gỗ và gia tăng đáng kể lợi nhuận khác của PHR (chiếm trung bình 40% tổng LNST) trong 3 năm 2018-2020.

Tiền đền bù đất dự án Nam Tân Uyên 3 (350 ha) và dự án KCN VSIP III (691 ha) dự kiến sẽ đem lại khoảng 1.000 tỷ đồng tiền đền bù cho PHR trong 2018-2020, cộng với 20% lợi nhuận từ hoạt động cho thuê đất tương lai của VSIPIII.

Khoản đầu tư vào khu công nghiệp Nam Tân Uyên và khu công nghiệp Tân Bình có thể đem lại dòng tiền lớn trong dài hạn với các dự án mở rộng.

Lũy kế 2017, doanh thu của PHR tăng 24% yoy trong khi LNST tăng 31% YoY chủ yếu do giá thanh lý gỗ cao su tăng mạnh và giá cao su tự nhiên hồi phục.

Bất lợi: Quỹ khen thưởng phúc lợi rất cao do đặc tính thâm dụng lao động của ngành, chiếm đến 20% tổng LNST hằng năm.

Sau năm 2020 sẽ không còn dòng tiền lớn từ thanh lý gỗ cao su và đền bù đất

PHR nhiều khả năng phải bán lại 32,85% cổ phần của NTC cho VRG.

Định giá: Sử dụng phương pháp tổng hợp thành phần (sum-of-the-parts), chúng tôi định giá PHR với mức giá mục tiêu 55.500 đồng vào cuối 2018.

3. Giá trị tài sản ròng của (NAV) của POW là 33.800 đồng/cổ phiếu

 (CTCK Bản Việt - VCSC)

Mã chứng khoán: POW - Tổng Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Việt Nam.

Chúng tôi công bố báo cáo lần đầu cho với khuyến nghị mua và giá mục tiêu 19.900 đồng/cổ phiếu, tương ứng với tổng mức sinh lời 33,6%.

Chúng tôi dự phóng tăng trưởng LNST báo cáo và thường xuyên năm 2017 tăng lần lượt 108,7% YoY (so với năm trước) và 86,3% YoY khi nhà máy điện Vũng Áng có lợi nhuận tích cực so với ghi nhận lỗ lớn trong năm 2016.

LNST thường xuyên năm 2018 dự kiến ghi nhận tăng trưởng 12,9% YoY nhờ phục hồi mạnh mẽ cũa nhà máy điện Nhơn Trạch 1 sau khi đại tu, và LNTT của nhà máy điện Cà Mau tăng 19% sau khi bảo dưỡng.

Chúng tôi dự phóng tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS giai đoạn 2017 - 2022 là 19,3% khi các nhà máy Cà Mau và Nhơn Trạch 1 sẽ lần lượt hết khấu hao, hoạt động ổn định của nhà máy Vũng Áng và nhà máy Nhơn Trạch 3 và 4 lần lượt đi vào hoạt động trong năm 2021 và 2022.

Thị trường Điện Bán buôn Cạnh tranh (WCM) bắt đầu vận hành trong năm 2019 sẽ tạo thêm nhiều tiềm năng tăng trưởng cho POW.

Mức giá niêm yết 14.900 đồng là hấp dẫn với EV/EBITDA 2018 thấp hơn 35,3% so với các công ty cùng ngành trong khu vực. Tỷ lệ PEG 0,8 là lý tưởng.

Ngoài ra, chúng tôi ước tính theo phương pháp chi phí thay thế, giá trị tài sản ròng của (NAV) của POW là 33.800 đồng/cổ phiếu.