
-
Nửa đầu năm, TKV tiêu thụ 21,4 triệu tấn than
-
Vietnam Airlines chính thức bay thẳng Hà Nội - Milan (Italia), mở rộng kết nối với Châu Âu
-
Hải quan khu vực XVI mới chính thức hoạt động, đảm bảo thông suốt xuất nhập khẩu
-
Nghị định mới về đăng ký doanh nghiệp
-
Chiết khấu xăng dầu thấp, doanh nghiệp phải chấp nhận quy luật thị trường -
Doanh nghiệp Argentina muốn "chạm sâu" vào thị trường Việt Nam
![]() |
DAP-1 Hải Phòng, Nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Nhiên liệu sinh học Bình Phước sẽ được xem xét ra khỏi danh sách 12 dự án yếu kém. |
Ngày 19/8, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém một số dự án chậm tiến độ ngành công thương đã chủ trì phiên họp thứ 11 của Ban chỉ đạo xử lý tồn tại, yếu kém các dự án chậm tiến độ, thua lỗ nghìn tỷ ngành Công Thương.
Phó thủ tướng nhấn mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu phải phấn đấu hoàn thành xử lý 12 dự án, doanh nghiệp trong năm 2020, chậm nhất đến nửa đầu năm 2021.
"Phương án xử lý phải khả thi theo nguyên tắc các doanh nghiệp, chủ đầu tư chủ động, chịu trách nhiệm xử lý theo thị trường, Nhà nước không cấp thêm vốn vào dự án, bảo đảm lợi ích cao nhất của Nhà nước, quyền lợi của người lao động, an ninh và an toàn xã hội. Quá trình xử lý phải nhìn thẳng vào thực trạng hiện nay của dự án, doanh nghiệp, không đùn đẩy trách nhiệm trong vấn đề này.…", ông nói.
Theo đó, Ban chỉ đạo thống nhất và sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định trong tháng 8 đưa 3 dự án, gồm DAP-1 Hải Phòng, Nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Nhiên liệu sinh học Bình Phước ra khỏi diện theo dõi, xử lý các dự án thua lỗ nghìn tỷ ngành Công Thương.
Các tập đoàn, tổng công ty quản lý, chủ đầu tư các dự án này sẽ chịu trách nhiệm toàn diện việc xử lý, bảo đảm phù hợp quy định pháp luật. Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước sẽ giám sát quá trình xử lý của các tập đoàn, tổng công ty tại các dự án này.
Hiện nay, còn 5 dự án có tranh chấp, vướng mắc trong xử lý quyết toán hợp đồng EPC với nhà thầu Trung Quốc, gồm: dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 Lào Cai, dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy phân đạm Hà Bắc, Nhà máy đạm Ninh Bình, Nhà máy công nghiệp tàu thủy Dung Quất và dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên.
Đối với việc xử lý, quyết toán các hợp đồng EPC của 5 dự án, doanh nghiệp, cần phải xử lý dứt điểm các tranh chấp hợp đồng này theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị.
Trong đó chủ đầu tư, tập đoàn, tổng công ty phải đánh giá, xem xét kỹ các phương án xử lý khả thi và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2020, làm cơ sở cơ cấu lại, bán vốn, thoái vốn, làm rõ và xử lý những sai phạm, vi phạm...
-
Chiết khấu xăng dầu thấp, doanh nghiệp phải chấp nhận quy luật thị trường -
Doanh nghiệp Argentina muốn "chạm sâu" vào thị trường Việt Nam -
Ngành sản xuất kỳ vọng hồi phục nhu cầu tiêu dùng nửa cuối năm 2025 -
KSB đầu tư 4.200 tỷ đồng vào Khu công nghiệp Đất Cuốc mở rộng -
Sẵn sàng mọi mặt để xuất nhập khẩu thông suốt khi chính quyền vận hành mô hình mới -
Thực hiện phi địa giới hành chính trong đăng ký hộ kinh doanh -
Doanh nghiệp không bắt buộc phải thay đổi, cập nhật lại địa chỉ kinh doanh sau sáp nhập
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới