CTCK Bản Việt (VCSC)

CTCP Xây lắp điện 1 (PC1) vừa công bố kết quả lợi nhuận quý III trong đó doanh thu 9 tháng đầu năm tăng 9,7% so với cùng kỳ năm ngoái lên 2.300 tỷ đồng nhờ đóng góp từ thủy điện và hoạt động thương mại.

Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh 31,1% so với cùng kỳ năm ngoái do thủy điện không bù đắp được cho việc không có ghi nhận bất động sản. Nếu không tính bất động sản thì lợi nhuận sau thuế đi ngang so với cùng kỳ.

Chúng tôi dự báo PC1 sẽ đạt kết quả cao trong quý IV vì công ty dự kiến sẽ ghi nhận 48 triệu USD doanh thu từ mảng xây lắp (gần bằng doanh thu 9 tháng đầu năm). Tuy nhiên, chúng tôi có thể sẽ điều chỉnh giảm nhẹ 5% dự báo cả năm 2017 để phản ánh kết quả đáng thất vọng của mảng sản xuất cột điện.

2. Dự báo quý IV, PVS sẽ đạt kết quả kém

CTCK Bản Việt (VCSC)

Doanh thu và lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã PVS) giảm 21,7% và 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân khiến lợi nhuận giảm là chi phí dự phòng cho nợ xấu tăng; không có đóng góp lợi nhuận từ Kho nổi FPSO Lam Sơn trong quý III; và lợi nhuận ngoài HĐKD từ hoàn nhập dự phòng cho các sự án Cơ khí dầu khí giảm.

Lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế trừ lợi ích cổ đông thiểu số lần lượt đạt 90,9% và 81,9% dự báo cả năm của chúng tôi. Điều này phù hợp với dự báo của chúng tôi vì chúng tôi dự báo quý IV sẽ đạt kết quả kém do mảng Khảo sát địa chấn và ROV sẽ lỗ.

Tuy nhiên, chúng tôi dự kiến sẽ điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận 2018 vì trao đổi gần đây với công ty, chúng tôi được biết tiền thuê ngày của FPSO Lam Sơn có thể sẽ thấp hơn so với dự kiến.

3. Nhiều khả năng sẽ giảm giá mục tiêu cổ phiếu QNS

CTCK Bản Việt (VCSC)

CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS) vừa công bố kết quả lợi nhuận 9 tháng đầu năm, theo đó doanh thu tăng 13% và lợi nhuận sau thuế giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận giảm chủ yếu do giá đường giảm (khoảng 15%-20% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái) và chi phí khấu hao tăng do mở rộng công suất đường và sữa đậu nành.

Mảng sữa đậu nành đạt tăng trưởng sản lượng 4% nhưng do chi phí khấu hao nên lợi nhuận gộp giảm 1%. Trong khi đó, giá đường giảm đã khiến mảng đường lỗ trong quý III/2017, khiến lợi nhuận sau thuế của công ty trong thời gian này giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng của giá hàng hóa đến kết quả kinh doanh của QNS dù đường chỉ chiếm một phần nhỏ trong lợi nhuận.

Nhìn chung, kết quả 9 tháng đầu năm thấp hơn so với dự báo của chúng tôi vì giá đường giảm mạnh hơn so với dự báo. Chúng tôi đang liên lạc với ban lãnh đạo để có được thông tin chi tiết, nhưng nhiều khả năng sẽ điều chỉnh giảm dự báo và giá mục tiêu trong báo cáo tới. 

4. CVT đủ khả năng hoàn thành kế hoạch năm 2017

CTCK FPT (FPTS)

Triển vọng phát triển của CTCP CMC (mã CVT) được đánh giá cao. Nguyên nhân do khả năng tiêu thụ tốt nhờ sản phẩm cao cấp có giá bán cao và tránh được áp lực cạnh tranh gay gắt (Granite thấm muối tan, granite kích cỡ lớn 80x80 và ceramic 60x60 mài nano).

Bên cạnh đó, dự án CMC2-3 và kế hoạch xây dựng dây chuyền 4 CMC2 1 triệu m2 granite cao cấp cho ra sản phẩm có chất lượng cao ngang ngửa với các mẫu gạch nhập từ Trung Quốc.

Tỉ lệ đô thị hóa cao khoảng 28%, dự kiến đạt 45% vào năm 2020 cùng với sự phát triển của thị trường xây dựng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vật liệu xây dựng phát triển.

Ngoài ra, định hướng quy hoạch tập trung đẩy mạnh sản xuất gạch Granite và hạn chế Ceramic của Bộ Xây dựng. Từ nay đến 2020, tỉ lệ granite phải đạt 25% cơ cấu gạch ốp lát với công suất tăng từ 60 triệu m2 /năm lên 140 triệu m2 /năm (mức tăng trưởng kép 23,5%/năm).

Với kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2017, chúng tôi nhận định CVT có đủ khả năng hoàn thành kế hoạch năm 2017 về chỉ tiêu lợi nhuận. Dự kiến CVT sẽ đạt doanh thu khoảng 1.230 tỷ đồng với lợi nhuận trước thuế 220 tỷ đồng (104% kế hoạch 2017).