-
Chờ cú huých trên thị trường IPO -
"Chứng khoán Việt Nam năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng" -
Chứng khoán bước vào năm bản lề của kỷ nguyên mới -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 30/6/2025 -
Ngành tài chính sẽ tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực cho phát triển -
Cổ phiếu Yeah1 "đổ đèo" sau loạt phiên tăng nóng hậu concert "Anh trai vượt ngàn chông gai"
CTCK BIDV (BSC)
Cho năm 2016, chúng tôi đưa ra quan điểm rằng doanh thu của CTCP Cáp nhựa Vĩnh Khánh (mã VKC) có thể đạt 1.190 tỷ đồng, tăng trưởng 13%, đồng thời lợi nhuận sau thuế có thể cán mốc 30,3 tỷ đồng, tăng 33,5%.
Trong đó, về doanh thu mảng săm lốp, chúng tôi ước tính mảng này sẽ cán mốc 808,5 tỷ đồng, tăng 10%, thấp hơn mức tăng trưởng kép CAGR của mảng này từ 2012 đến 2015 (đạt 13,9%) vì xu hướng chuyển dịch sang lốp radial pha thép có thể sẽ có ảnh hưởng nhẹ đến mảng tiêu thụ vỏ xe của VKC.
Về doanh thu mảng cáp quang, chúng tôi giữ nguyên mức tăng trưởng CAGR giai đoạn 2012 - 2015 của mảng này cho năm nay với mức tăng đạt 20,4%. Điều này cũng phù hợp với dự báo của FPT về số lượng đăng ký mới internet trong năm 2016. Theo đó, doanh thu từ mảng này kỳ vọng sẽ đạt 356,3 tỷ đồng.
Về doanh thu mảng nhựa, chúng tôi giữ mức tăng trưởng bằng 0% với giả định mảng này chủ yếu hỗ trợ sản xuất cáp là chính.
Chúng tôi cũng cho rằng lãi gộp 2016 của VKC sẽ đạt mức 93,36 tỷ đồng, chiếm 7,8% tổng doanh thu thuần. Cho từng mảng, chúng tôi giả định rằng mảng vỏ xe sẽ duy trì mức biên gộp ổn định 7,5% như các năm trước, mảng cáp quang cũng sẽ đạt mức biên gộp thận trọng 9,2% như năm 2015, còn mảng nhựa sẽ hòa vốn. Đây là kịch bản thận trọng khi VKC có thể đạt mức biên gộp cao hơn từ mảng cáp do thị trường đang đón nhận sản phẩm của VKC.
Về chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, chúng tôi ước tính hai chi phí này sẽ chiếm 3.2% tổng doanh thu 2016 do việc mở rộng xuất khẩu cáp và việc giữ vững thị phần mảng vỏ xe trước sự cạnh tranh của 12 thương hiệu vỏ xe khác sẽ làm tăng chi phí bán hàng của VKC.
Chúng tôi loại bỏ thu nhập khác ra khỏi dự phóng 2016 vì khoản mục này thường biến động thất thường qua các năm, đồng thời giá trị cũng không lớn.
Theo đó, sử dụng mức chia quỹ khen thưởng phúc lợi năm 2015 ở mức 20% lợi nhuận sau thuế (như khoản tạm trích năm ngoái), EPS 2016 dự kiến đạt 1.862 đồng (tăng 34%). Với mức giá đóng cửa ngày 26/4 đạt 15.800 đồng/cổ phiếu, VKC đang giao dịch với hệ số P/E dự phóng là 8,5 lần, cao mức giá trị P/E trung bình 5 năm của doanh nghiệp là 7,1. Lưu ý rằng trong trường hợp VKC phát hành thành công 7 triệu cổ phiếu mới thì EPS pha loãng ước tính là 1.210 đồng/cổ phiếu.
2. BVH: Xem xét mua vào khi giá về vùng 54-55.5
CTCK KIS Việt Nam (KIS)
Trong phiên giao dịch ngày 22/4, đường giá của BVH của Tập đoàn Bảo Việt đã phá vỡ đường xu hướng giảm trung hạn bắt đầu từ 11/2015, với khối lượng giao dịch khá tích cực. Mức tăng mạnh trong phiên giao dịch này cũng đưa đường giá BVH vượt ra khỏi biên trên của dải Bollinger Bands, đồng thời hai biên mở rộng ra, là tín hiệu cho thấy khả năng tăng của BVH.
Khả năng này còn được củng cố thêm bởi diễn biến của một số tín hiệu kỹ thuật khác như: chỉ báo MACD cắt lên ngưỡng 0 và chỉ báo ADX có xu hướng tăng, cho thấy khả năng hình thành một nhịp tăng với xung lực mạnh dần.
Tuy nhiên, trước mắt, BVH có thể gặp lực cản tại vùng 57.5-58, vùng có ngưỡng Fibonacci Retracement 61.8% (của nhịp giảm từ 11/2015 đến tháng 01/2016), mức đỉnh cũ xác lập vào 03/2016 và vùng tích lũy của BVH trong giai đoạn giữa tháng 10 đến cuối tháng 11/2015.
Khả năng duy trì xu hướng tăng (được xác lập bởi các tín hiệu kỹ thuật như đề cập ở trên) sẽ phụ thuộc vào mức độ tích cực của khối lượng giao dịch trong các phiên giao dịch sắp tới.
Vì vậy, nhà đầu tư có thể xem xét mua vào khi giá điều chỉnh về vùng 54-55.5, với khối lượng giao dịch tích cực (duy trì trên 460,000 cổ phiếu/phiên). Kỳ vọng giá có thể tăng lên test lại vùng đỉnh 61-62. Ngưỡng cắt lỗ đặt tại 51.5.
3. FMC: Khuyến nghị mua vào
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS)
Tổng doanh thu kiểm toán năm 2015 của CTCP Thực Phẩm Sao Ta (FMC) đạt 2.889 tỷ đồng, tương đương kết quả năm 2014 và chỉ hoàn thành 79% kế hoạch mà ban lãnh đạo đặt ra trước đó chủ yếu do giá tôm thế giới giảm mạnh. Tuy nhiên, giá mua nguyên liệu cũng biến động nhiều làm biên lợi nhuận gộp tăng từ 7,9% năm 2014 lên 9,5% năm 2015. Lợi nhuận trước thuế của FMC năm 2015 đạt 105 tỷ đồng, tăng 33,2% so với kết quả năm 2014 và hoàn thành 104,7% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế 97 tỷ đồng, tăng 55,1% so với năm 2014.
Trong năm 2016, FMC đặt chỉ tiêu về doanh thu 3.360 tỷ đồng, tăng 16,3% so với thực hiện năm 2015, trong khi kế hoạch về lợi nhuận trước thuế vẫn tiếp tục duy trì ở mức 100 tỷ đồng, giảm 4,5% so với thực hiện năm 2015. Phương án chia cổ tức bằng tiền hay cổ phiếu sẽ do ban quản trị quyết định, duy trì ở mức tối thiểu 20%.
Tổng doanh thu bán hàng và lợi nhuận trước thuế trong quý I/2016 của FMC đạt lần lượt là 545 tỷ đồng và 16 tỷ đồng, tăng tương ứng 8,1% và 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý I, giá bán tôm tăng mạnh trở lại so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ cao trong khi thời tiết không thuận lợi dẫn đến nguồn tôm nguyên liệu đầu ra bị thiếu hụt. Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 7,8%, đạt 15 tỷ đồng.
Hôm nay (26/4), giá cổ phiếu FMC đóng cửa ở mức 20.800 đồng, hiện tại giao dịch ở mức P/E là 5,0 lần và P/B là 1,4 lần. tại mức P/E 2015 là 7,2 lần và P/E 2016 là 6,0 lần theo dự phóng của chúng tôi. VPBS duy trì khuyến nghị MUA với FMC với giá mục tiêu là 25.700 đồng/cổ phiếu.
4. PGD: Khuyến nghị nắm giữ
CTCK Vietcombank (VCBS)
Năm 2015, tuy doanh thu của CTCP Phân phối khí thấp áp dầu khí Việt Nam (mã PGD) suy giảm nhưng lợi nhuận lại tăng trưởng mạnh. Cụ thể, doanh thu đạt 4.935,2 tỷ đồng, giảm 29,1% so với năm trước và vượt 4,6% kế hoạch điều chỉnh, lợi nhuận sau thuế đạt 238,2 tỷ đồng, tăng 43,9% và vượt 12,4% kế hoạch điều chỉnh.
Năm 2016, Công ty đặt kế hoạch doanh thu 698,7 tỷ đồng, tăng trưởng 6,9%; lợi nhuận sau thuế 109,5 tỷ đồng, giảm 54% và tỷ lệ chia cổ tức 15% bằng tiền mặt.
Giống như nhiều công ty trực thuộc PVN, kế hoạch kinh doanh năm 2016 được HĐQT PGD đặt ra với kịch bản giá dầu 60 USD/thùng. Điều đáng ngạc nhiên là tuy công ty đặt ra kế hoạch doanh thu cao hơn thực hiện năm trước, nhưng kế hoạch lợi nhuận lại giảm khá mạnh. Mức lợi nhuận thấp cũng khiến cổ tức đặt ra thấp hơn.
Quý I/2016, PGD đạt doanh thu 889,5 tỷ đồng, giảm 24,9% cùng kỳ và hoàn thành 17,2% kế hoạch năm); lợi nhuận gộp đạt khoảng 246,3 tỷ đồng, tăng 15,9% cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế 82,3 tỷ đồng, tăng 4,6% cùng kỳ và hoàn thành 75,2% kế hoạch năm.
Với nguyên tắc xác định giá khí thấp áp và CNG đầu vào thả nổi theo phần trăm giá nhiên liệu FO/LPG, điều này sẽ không còn khiến giá vốn hàng bán tăng cứng nhắc như những năm trước, giúp Công ty chủ động hơn với diễn biến tiêu cực giá dầu và giữ quan hệ hợp tác khách hàng, cũng như khiến tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 27,6%, cao hơn mức 17,9% trong quý I/2015.
Kể từ đầu năm 2016 đến nay, giá cổ phiếu PGD đã tăng khoảng 30%, một phần do yếu tố giá dầu khí thế giới tăng, một phần khác là do kết quả sản xuất kinh doanh cả năm 2015 và quý I/2016 khả quan. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng việc công ty không có các dự án lớn trong năm nay, phù hợp với năng lực tài chính cũng như tình hình hồi phục trên thị trường phân phối khí là các yếu tố làm giảm sức hấp dẫn của cổ phiếu PGD.
Ngoài ra, P/E trailing hiện đang ở mức khá cao, gần 17 lần, cũng như EPS 2016 sẽ chịu tác động pha loãng do PGD đã tăng số cổ phiếu từ 60 triệu lên 90 triệu trong năm 2015, điều này sẽ khiến P/E dự phóng 2016 khá cao. Chúng tôi khuyến nghị NẮM GIỮ cổ phiếu PGD.
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
Ngành tài chính sẽ tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực cho phát triển -
Dòng tiền "nghỉ tết", VN-Index giảm hơn 5 điểm trong phiên cuối cùng của năm 2024 -
Cổ phiếu Yeah1 "đổ đèo" sau loạt phiên tăng nóng hậu concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" -
Kỳ vọng nâng hạng thị trường có thể đẩy VN-Index năm 2025 lên trên 1.600 điểm -
Dấu ấn ngành tài chính 2024: Thu ngân sách vượt 2 triệu tỷ đồng, đột phá chuyển đổi số -
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng: Hệ số nợ phải trả của doanh nghiệp không quá 4 lần
-
1 Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 -
2 Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
3 Năm 2025 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá để về đích -
4 “Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/1
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM