Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
4 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản đạt 17,15 tỷ USD
Hạnh Nguyên - 06/05/2021 13:52
 
4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản (NLTS) ước đạt 32,07 tỷ USD, trong đó xuất khẩu (XK) đạt khoảng 17,15 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tháng 4/2021 tình hình thời tiết khá thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản. Toàn ngành tích cực hướng dẫn các địa phương triển khai hiệu quả kế hoạch sản xuất, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong nước và mở cửa thị trường.

4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 32,07 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt khoảng 17,15 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu (NK) ước khoảng 14,93 tỷ USD, tăng 48,7%; xuất siêu khoảng 2,2 tỷ USD, giảm 41,1% so với CKNT.

Tháng 4, kim ngạch XK ước đạt 4,45 tỷ USD, tăng 29,1% so với tháng 4/2020, giảm 13,3% so với tháng 03/2021; trong đó, giá trị XK nhóm nông sản chính ước đạt 1,53 tỷ USD, lâm sản chính ước đạt 1,29 tỷ USD, thủy sản đạt 650 triệu USD và chăn nuôi đạt 36 triệu USD,…

Tính chung 4 tháng, kim ngạch XK nông lâm thủy sản ước đạt 17,15 tỷ USD, tăng 24,2% so với 4 tháng/2020. Trong đó, XK nhóm nông sản chính ước đạt 5,9 tỷ USD, tăng 9,0%; lâm sản chính đạt 5,33 tỷ USD, tăng 50,9%; thủy sản ước đạt 2,39 tỷ USD, tăng 6,1%; chăn nuôi ước đạt 125 triệu USD, tăng 37,4%.

4 tháng đầu năm, nhiều sản phẩm/ nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng gồm cao su (+111,6%), chè (+7,9%), gạo (+1,2%), nhóm hàng rau quả (+9,5%), sắn và sản phẩm từ sắn (+23,9%), sản phẩm chăn nuôi (+37,4%), cá tra (+2,8%), tôm (+5,5%); sản phẩm gỗ (+71,4%), mây, tre, cói thảm (+65,9%); quế (+28,1),…

Trong đó, có cao su, chè, sắn tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu, cao su (+79,6% khối lượng, +111,6% giá trị), chè (+1,6% và +7,9%), sắn (+65,3%, +90,9%); 02 mặt hàng dù giảm khối lượng nhưng nhờ giá trị xuất khẩu bình quân tăng nên vẫn tăng giá trị gồm gạo (-10,8% khối lượng nhưng +1,2% giá trị), hạt tiêu (-21,3% nhưng tăng 10,3%). Còn lại tăng giá trị XK chủ yếu do tăng khối lượng XK.

Một số mặt hàng có giá trị XK giảm, như: cà phê (-17,6% khối lượng, -11,6% giá trị), hạt điều (+8,6% khối lượng, -7,8% giá trị).

Về thị trường xuất khẩu: Ước giá trị XK nông, lâm, thủy sản 4 tháng đầu năm 2021 của Việt Nam tới các thị trường  thuộc khu vực châu Á (chiếm 46,9% thị phần), châu Mỹ (27,6%), châu Âu (10,0%), châu Đại Dương (1,4%) và châu Phi (1,4%).

Trong đó, 4 thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn quốc chiếm thị phần lần lượt là 25,1% (giá trị tăng 58,0% so với năm 2020), 23,3% (+35,8%), 6,8% (+4,5%) và 4,9% (+11,2%).

4 tháng đầu năm, kim ngạch NK các mặt hàng NLTS ước khoảng 14,93 tỷ USD, tăng 48,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá trị NK các mặt hàng nông sản chính ước đạt 5,01 tỷ USD, tăng 121,9%; nhóm sản phẩm chăn nuôi khoảng 1,38 tỷ USD, tăng 36,9%; nhóm hàng thủy sản ước khoảng 679 triệu USD, tăng 22,1%; nhóm lâm sản chính khoảng 997,4 triệu USD, tăng 33,7%; nhóm đầu vào sản xuất khoảng 2,31 tỷ USD, tăng 40,1%.

Chỉ tiêu quý II, tăng trưởng GDP đạt 103,74%; kim ngạch xuất khẩu NLTS ước đạt trên 9,7 tỷ USD; sản lượng lúa cần đạt khoảng 9,5 triệu tấn; sản lượng thịt lợn hơi cần đạt khoảng 865 triệu tấn; sản lượng thịt gia cầm khoảng 368 triệu tấn; tổng sản lượng thủy sản cần đạt 2,4 triệu tấn; sản lượng khai thác gỗ cần đạt khoảng 4,85 triệu m3.

Trong bối cảnh và yêu cầu mới; trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 và những khó khăn, thách thức của kinh tế thế giới và trong nước, nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” với nỗ lực, quyết tâm cao hơn.

Tiếp tục theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung các mặt hàng nông sản tại các địa phương trong nước, đặc biệt là các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19.

Theo dõi, nắm bắt tình hình giá cả, nguồn cung các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu phục vụ báo cáo Tổ điều hành Thị trường trong nước và Ban Chỉ đạo giá của Chính phủ.

Chuẩn bị tổ chức Hội thảo trao đổi các quy định về hạn ngạch đối với các mặt hàng nông sản thực thi Hiệp định EVFTA và UKVFTA. Chuẩn bị tổ chức Hội thảo trao đổi phổ biến thông tin, các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam-Trung Quốc (dự kiến vào tháng 6/2021).

Xây dựng, in ấn sổ tay Phổ biến, hướng dẫn các quy định thị trường, rào cản kỹ thuật trong thương mại nông sản, định hướng xuất khẩu NLTS tại các thị trường trọng điểm.

Tiếp tục theo dõi, cung cấp thông tin giá cả hàng tuần, bản tin thị trường hàng tuần, báo cáo thống kê hàng tháng, báo cáo XNK theo mã HS đối với lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản hàng tháng, tình hình XNK theo vùng lãnh thổ đối với các sản phẩm nông sản chủ lực hàng tháng;

Tiếp tục phối hợp với các đơn vị thực hiện tốt nghĩa vụ minh bạch hóa trong lĩnh vực SPS đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam cũng như kịp thời chuyển cho các cơ quan chức năng, hiệp hội, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản các dự thảo quy định SPS mới của các thị trường xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam.

Thêm một nông sản Việt bị điều tra chống bán phá giá tại Mỹ
Mỹ đã chính thức nhận đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm mật ong có xuất xứ từ một số nước, trong đó có Việt Nam.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư