
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi
-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng
-
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025
![]() |
4 thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc đã mua từ Việt Nam 27 tỷ USD điện thoại và linh kiện điện tử. |
Theo Bộ Công thương, 8 tháng năm 2022, xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện của nước ta tiếp tục dẫn đầu, đạt 40 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các thị trường chủ lực đều tăng nhập khẩu nhóm hàng này từ Việt Nam. Trong đó, xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Mỹ đạt 9,25 tỷ USD, tăng 48%; sang thị trường Trung Quốc đạt trị giá 8,97 tỷ USD, tăng 11%; sang EU đạt 4,61 tỷ USD, giảm 5%; sang Hàn Quốc đạt 3,88 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng cộng 4 thị trường này nhập gần 27 tỷ USD điện thoại, linh kiện Việt Nam.
Bên cạnh đó, trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong tháng 8 đạt 4,94 tỷ USD, tăng 25,4% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 8 tháng/2022 đạt 36,71 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Như vậy, riêng nhóm hàng điện thoại-linh kiện và máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện mang về trị giá xuất khẩu gần 77 tỷ USD sau 8 tháng.
8 tháng năm 2022, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Mỹ đạt 10,12 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước; sang thị trường Trung Quốc đạt 7,7 tỷ USD, tăng 16%; sang thị trường EU đạt 4,88 tỷ USD, tăng 19%; sang thị trường Hồng Kông đạt 3,83 tỷ USD, tương đương cùng kỳ năm trước; sang thị trường Hàn Quốc đạt 2,29 tỷ USD, giảm 2%…
Những năm qua, Việt Nam đã thu hút một lượng lớn vốn FDI vào đầu tư sản xuất điện thoại, máy tính, linh kiện điện tử. Nhiều hãng điện tử lớn trên thế giới đều đã hiện diện tại Việt Nam với cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao như: Samsung, LG, Foxconn, Fukang Technology, LG Display Hải Phòng..., đưa Việt Nam đứng thứ 9 trên toàn cầu ở lĩnh vực xuất khẩu hàng điện tử.
Việt Nam đang có nhiều lợi thế để thu hút các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực điện tử. Các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia ký kết đang tạo cơ hội cho nhiều hãng điện tử lớn mở rộng quy mô để tận dụng cơ hội về ưu đãi thuế quan trong hoạt động xuất khẩu.
Bộ Công thương đánh giá, xuất khẩu máy tính, điện tử và linh kiện đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Khe Nghi -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025 -
Tập đoàn Xuân Thiện khởi công Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ hơn 8.000 tỷ đồng tại Hòa Bình -
Thị trường M&A “nguội lạnh” vì thương chiến -
Mộc Châu Milk: Phát triển bền vững nhờ nắm bắt xu hướng thị trường, dẫn đầu công nghệ
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)