-
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia
Từ vị thế “bỡ ngỡ” tới thành viên trách nhiệm
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc là sự kiện mở ra một chương mới cho chính sách “đa phương hóa” “đa dạng hóa” quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Qua 4 thập kỷ, từ thành viên còn bỡ ngỡ của Liên hợp quốc, vị thế của Việt Nam đã thay đổi đáng kể, trở thành thành viên tích cực trong nhiều vấn đề của Liên hợp quốc.
Là người gắn bó nhiều với ngoại giao đa phương của Việt Nam trong nhiều thập kỷ, Đại sứ Ngô Quang Xuân, nguyên Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc giai đoạn 1993-1999 luôn ghi nhớ khoảnh khắc lá cờ đỏ sao vàng đã được kéo lên tại lễ thượng cờ ở Trụ sở Liên hợp quốc (TP. New York, Mỹ) sáng ngày 20/9/1977, ngay sau khi Đại hội đồng khóa 32 Liên hợp quốc thông qua nghị quyết kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ 149 của tổ chức này.
Ngày 20/9/1977, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc. Trong ảnh: Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh (thứ hai, từ phải sang) dự lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc. Ảnh: Tư Liệu |
Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định: “Sự kiện này đã mở ra một thời kỳ mới cho ngoại giao đa phương Việt Nam với những đóng góp quan trọng vào thành công của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế mà đỉnh cao là việc Việt Nam hoàn thành xuất sắc vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009”.
Trải qua 4 thập kỷ kể từ khi gia nhập ngôi nhà lớn của thế giới, bằng sự kiên trì, phấn đấu nghiêm túc, bằng trí tuệ bản lĩnh Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc đã có những bước phát triển vượt bậc trên tất cả phương diện chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế và trên nhiều cấp độ, từ phối hợp thực hiện các chương trình quốc gia, khu vực cho đến việc tham gia chia sẻ trách nhiệm, hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Trên mọi cương vị và lĩnh vực hợp tác với Liên hợp quốc, Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thành trách nhiệm thành viên, chủ động đưa ra nhiều sáng kiến thiết thực, phấn đấu vì các mục tiêu chung của Liên hợp quốc. Việt Nam cũng đã chủ động và tích cực phối hợp với các nước Không liên kết, các nước đang phát triển, để đấu tranh và bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc như nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ các nước, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực... đồng thời bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Nhìn lại chặng đường 40 năm trở thành thành viên của Liên hợp quốc, Đại sứ Ngô Quang Xuân khẳng định rằng, hoạt động của Việt nam tại Liên hợp quốc không ngừng phát triển hơn về mọi mặt, cả về phương thức và nội dung với những thay đổi hoặc điều chỉnh lớn theo từng giai đoạn về nhận thức, về chủ trương chiến lược, về mục tiêu chương trình hoạt động, về tổ chức nhân sự.
Vận dụng hiệu quả những giá trị từ hợp tác
Trải qua những chặng đường, cùng với sự đóng góp tích cực thì Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ quan trọng của Liên hợp quốc.
Trong 40 năm qua, Việt Nam đã nhận được các khoản viện trợ với tổng trị giá trên 2 tỷ USD từ Liên hợp quốc, đem lại những kết quả ý nghĩa và hết sức to lớn. Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá cao về việc hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (MDGs) và Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs).
Từ một đất nước còn khó khăn sau chiến tranh, cùng với sự chung tay giúp đỡ, hỗ trợ của Liên hợp quốc và các nước bạn bè trên thế giới, Việt Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ để trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp. Tại lễ kỷ niệm 40 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, người dân Việt Nam luôn ghi nhớ sự hỗ trợ hết sức quý báu của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế trong quá trình tái thiết đất nước sau chiến tranh, phát triển và đạt được những thành tựu như ngày hôm nay.
Chuyên gia của Liên hợp quốc, bà Louise Chamberlain, quyền đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam về Kế hoạch Hành động quốc gia của Việt Nam thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 đánh giá, với kinh nghiệm trong việc thực hiện MDGs trước đây cùng với sự tham gia tích cực trong các tham vấn và hội thảo về SDGs toàn cầu, bà hoàn toàn tin tưởng Việt Nam có thể đạt được thành công cho SDGs.
Theo Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, các tổ chức Liên hợp quốc luôn đồng hành với các kế hoạch, chương trình phát triển quốc gia của Việt Nam. “Trong những năm đất nước ta bị bao vây, cấm vận, nguồn viện trợ của Liên hợp quốc đã góp phần đáp ứng những yêu cầu thiết yếu của Việt Nam, khắc phục những khó khăn kinh tế - xã hội sau chiến tranh, nhất là về giáo dục, y tế, chăm sóc, bảo vệ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình”, Phó thủ tướng cho biết.
Bên cạnh đó, quan hệ giữa Việt Nam với các tổ chức trong hệ thống Liên hợp quốc tiếp tục được củng cố, với nhiều dự án, chương trình cụ thể trên nhiều lĩnh vực phù hợp với yêu cầu của Việt Nam hiện nay như tư vấn chính sách kinh tế (UNDP), an ninh lương thực (FAO, IFAD), bảo vệ sức khỏe (WHO, UNAIDS), môi trường và biến đổi khí hậu (UNDP, UNEP). Có thể nói, nguồn vốn, tri thức, kinh nghiệm từ Liên hợp quốc là một trong những nguồn ngoại lực quan trọng góp phần vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Đại sứ Ngô Quang Xuân cho biết, Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế từng nhiều lần đánh giá cao sự đóng góp nhiều mặt của Việt Nam, coi Việt Nam là quốc gia sử dụng hiệu quả nhất các nguồn giúp đỡ viện trợ, trở thành điển hình trong nhiều chương trình của Liên hợp quốc.
Đặc biệt, từ thực tế hoạt động triển khai chủ trương chính sách đối ngoại tại các diễn đàn hệ thống Liên hợp quốc, Việt Nam đã rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn, qua đó ứng dụng linh hoạt và phù hợp trong nhiều cơ chế hợp tác song phương và đa phương khác.
Trên tinh thần chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam đang một lần nữa ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. Đó chính là cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện các sứ mệnh cao cả của Liên hợp quốc.
-
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025