
-
Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn quốc các loại kem chống nắng, kiểm tra chỉ số SPF
-
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu kiểm tra, xác minh thông tin quảng cáo sữa Milo liên quan Viện Dinh dưỡng
-
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tăng cường phòng chống lây nhiễm Covid-19
-
TP.HCM: “Lách luật” trong công bố thiết bị y tế, 70 hồ sơ bị thu hồi
-
Y học cổ truyền Việt Nam: Kết nối tinh hoa y học dân tộc với thành tựu y học hiện đại -
Tin mới y tế ngày 19/5: TP.HCM kiểm tra, rà soát thuốc, thực phẩm chức năng giả
Ngày 19/4, Đại sứ quán Australia tại Hà Nội và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) đã công bố gói hỗ trợ trị giá 13,5 triệu đô-la Úc dành cho việc đưa vắc-xin Covid-19 vào Việt Nam và thực hiện chương trình tiêm chủng.
![]() |
Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phát biểu tại sự kiện |
Theo đó, Australia và UNICEF sẽ hợp tác cung cấp một gói hỗ trợ toàn diện và đặc biệt, giúp Việt Nam trên nhiều phương diện để đảm bảo việc thực hiện thành công chương trình tiêm chủng mở rộng phòng chống Covid-19.
Bà Robyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam cho hay, Australia sẽ hỗ trợ Việt Nam mua các thiết bị giữ lạnh để lưu trữ và vận chuyển vắc-xin tới những nơi cần thiết trên khắp đất nước.
Đồng thời tổ chức tập huấn và cung cấp tài liệu để đảm bảo các cán bộ và nhân viên y tế luôn sẵn sàng và hỗ trợ việc lên phương án tiêm chủng tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa nhằm đảm bảo việc cung cấp vắc-xin một cách công bằng và đồng bộ.
Về phía UNICEF, bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam chia sẻ, UNICEF đã cam kết phối hợp với Bộ Y Tế và các đối tác khác để hỗ trợ việc giới thiệu và triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 tại Việt Nam.
Chương trình này sẽ hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu tới cuối năm 2022 sẽ tiêm chủng được cho 20% dân số trong diện ưu tiên và tạo cơ sở cần thiết khi triển khai tiêm vắc-xin trên phạm vi toàn quốc.
Theo Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam, số tiền dành cho chương trình này được trích một phần từ Sáng kiến vùng về An ninh y tế và Tiếp cận vắc-xin trị giá 523,2 triệu đô-la Úc và phần còn lại từ chương trình hợp tác phát triển song phương với Việt Nam của chính phủ Australia
Australia hiện đã cam kết chi 40 triệu đô-la Úc trong vòng ba năm để hỗ trợ Việt Nam mua và phân phối vắc-xin (trong đó, 34 triệu đô-la Úc từ Sáng kiến An ninh Y tế và Tiếp cận Vắc-xin và 6 triệu đô-la Úc từ chương trình hợp tác phát triển song phương của Australia).
Chia sẻ về gói hỗ trợ phân phối vắc-xin phòng Covid-19 nằm trong chương trình đối tác Australia-UNICEF, TS. Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay, dịch Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp. Vì thế, vắc-xin là biện pháp hữu hiệu để phòng, chống dịch bệnh. Sự hỗ trợ của Australia sẽ góp phần nâng cao năng lực của các bộ y tế trong chương tình tiêm chủng mở rộng.
Theo TS. Hồng, ngay từ khi bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin phòng Covid-19, Việt Nam đã nâng mức đảm bảo an toàn tiêm chủng cao hơn quốc gia khác.
Cụ thể, trước tiêm, người dân sẽ được khám sàng lọc. Sau tiêm, hệ thống giám sát tiêm chủng được kích hoạt để đánh giá quá tình tiêm, đồng thời, theo dõi sức khoẻ của người dân sau tiêm.
Trước thông tin về một số trường hợp bị đông máu sau tiêm vắc-xin Covid-19 trên thế giới, theo TS. Hồng, Bộ Y tế đã xây dựng ban an toàn tiêm chủng với các chuyên gia hàng đầu để xây dựng bảng hướng dẫn xử trí.
Tại các địa phương, người dân sẽ khai báo thông tin về sức khoẻ bản thân bằng hồ sơ sức khoẻ điện tử trên các app cài đặt ở điện thoại thông minh. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương sẽ sử dụng thông tin này để phân tích, đánh giá tình hình tiêm chủng vắc-xin.
Hiện, cả nước đã có hơn 80.000 người đã được tiêm vắc-xin Covid-19, trong đó 33% người có phản ứng sau tiêm.
Những trường hợp phản ứng nặng đã được xử trí kịp thời, 100% phản ứng nặng đã hồi phục hoàn toàn, đều là các cán bộ y tế và đã trở lại đi làm bình thường.
Trước thắc mắc của phóng viên về việc vì sao trẻ dưới 16 tuổi không được tiêm vắc-xin phòng Covid-19 TS. Hồng cho hay, các vắc-xin phòng Covid-19 đều được nghiên cứu để dành cho người lớn.
“Các nhà sản xuất nghiên cứu trên đối tượng nào thì sẽ triển khai tiêm trên đối tượng đó. Tới đây, các nhà sản xuất vắc-xin trên thế giới sẽ nghiên cứu để tiêm vắc-xin cho trẻ em. Hy vọng trong tương lai sẽ có vắc-xin phòng Covid-19 dành cho trẻ em”, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết thêm.

-
Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn quốc các loại kem chống nắng, kiểm tra chỉ số SPF
-
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu kiểm tra, xác minh thông tin quảng cáo sữa Milo liên quan Viện Dinh dưỡng
-
Mỹ phẩm giả tràn lan trên chợ mạng: Bộ Y tế mở đợt truy quét lớn chưa từng có
-
Tin mới y tế ngày 20/5: Hiếm muộn và giải pháp y học hiện đại
-
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tăng cường phòng chống lây nhiễm Covid-19 -
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo khẩn sau vụ thu giữ 100 tấn hàng giả tại Hà Nội -
TP.HCM: “Lách luật” trong công bố thiết bị y tế, 70 hồ sơ bị thu hồi -
Y học cổ truyền Việt Nam: Kết nối tinh hoa y học dân tộc với thành tựu y học hiện đại -
Tin mới y tế ngày 19/5: TP.HCM kiểm tra, rà soát thuốc, thực phẩm chức năng giả -
Số ca mắc bệnh hô hấp tăng mạnh, bệnh viện quá tải -
Chuẩn hóa năng lực bác sỹ y học cổ truyền trong thời kỳ hội nhập
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”