Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
5 bước biến ý tưởng khởi nghiệp thành sản phẩm hoàn thiện
Ngọc Lan Chi - 14/11/2018 16:28
 
Khi có ý tưởng khởi nghiệp, liệu bạn có thể tạo ra ngay lợi nhuận? Thực tế, ý tưởng là chưa đủ. Điều quan trọng là bạn phải hành động để biến ý tưởng đó thành một sản phẩm cụ thể, được người tiêu dùng chấp nhận.

Theo số liệu thống kê, có tới 90% start-up thất bại. Trong một thế giới tràn ngập các ý tưởng muôn màu muôn vẻ, để có thể trụ vững, bạn cần phải có ý tưởng thật khác biệt, thật cạnh tranh. Khi khởi nghiệp, các start-up đều nghĩ họ sẽ không nằm trong số 90% xấu số trên, song thực tế, niềm tin đó không dễ đạt được.

Để có thể thành công, bạn phải tạo ra cái gì đó mà mọi người muốn dùng. Đồng thời, bạn cũng cần phải bảo vệ ý tưởng của mình và xây dựng một nền tảng vững chắc. Thiếu các nội dung đó, bạn sẽ rất dễ thất bại ngay từ lúc sơ khai.

Dưới đây là 5 bước quan trọng nhất để bạn có thể biến những ý tưởng khởi nghiệp của mình thành sản phẩm bán chạy.

1. Trình bày ý tưởng một cách chi tiết

Ý tưởng của bạn sẽ không có giá trị nếu như bạn không cố gắng bảo vệ nó. Kẻ thủ lớn của thế giới khởi nghiệp là nạn ăn cắp, nên bạn phải hết sức thận trọng trong việc bảo vệ ý tưởng của mình.

Để làm điều này, bạn hãy bắt đầu bằng việc viết ra mọi thứ, trong đó có các tài liệu đầu tiên:

- Khi nào nghĩ ra ý tưởng?

- Đó là cái gì?

- Nó vận hành thế nào?

- Bạn sẽ tạo ra nó như thế nào?

- Bạn sẽ đưa nó ra thị trường thế nào?

Đó là những cơ sở quan trọng khi đăng ký tác quyền.

2. Nghiên cứu sản phẩm

Tất cả mọi start-up đều dựa vào các nghiên cứu tốt. Trước khi nghiên cứu, phải tìm kiếm trên mạng về các ý tưởng tương tự trên mạng. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của Google khi bạn cần tìm kiếm xem trên thị trường đã có sản phẩm nào tương tự như ý tưởng mà bạn muốn phát triển hay không. Nếu không tìm được kết quả nào thì bạn mới có thể tính đến bước tiếp theo là nghiên cứu thị trường.

Một trong những lý do chính mà các start-up thất bại là họ không nghĩ đến khách hàng của mình. Họ quá chú tâm vào việc xây dựng doanh nghiệp, mà xem nhẹ việc làm thế nào để doanh nghiệp nắm bắt được hơi thở của thị trường.

Để nghiên cứu thị trường, bạn cần làm rõ:

- Nhóm dân cư nào quan tâm nhất đến sản phẩm này?

- Trên thị trường đã có sản phẩm nào gần giống như sản phẩm này?

- Khách hàng có sẵn sàng chi tiền để mua sản phẩm này không?

- Việc sản xuất sản phẩm này có khả thi về mặt tài chính?

3. Tạo sản phẩm mẫu

Nhờ công nghệ mới, nên việc thực hiện bước này dễ dàng hơn nhiều so với trước đây. Đây là sản phẩm mẫu bạn cần tạo ra trước khi đăng ký tác quyền. Qua việc tạo ra sản phẩm mẫu, bạn có dịp để phát hiện những vấn đề có thể nảy sinh trước khi hoàn tất thiết kế.

Trước hết, bạn thực hiện trên bản vẽ, rồi tạo ra mô hình sản xuất. Việc này có thể dễ dàng được thực hiện nhờ công nghệ 3D. Việc thiết kế cần được tối ưu hóa trước khi đi vào sản xuất đại trà.

4. Đăng ký tác quyền

Bạn cần đăng ký bản quyền càng sớm càng tốt sau khi hoàn tất việc thiết kế, nhằm giảm thiểu nguy cơ ý tưởng bị đánh cắp.

5. Tung sản phẩm ra thị trường

Cuối cùng là việc đưa sản phẩm hoàn thiện ra thị trường. Đây là bước khó khăn nhất, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Bạn phải có nguồn lực tài chính, đảm bảo việc sản xuất sản phẩm suôn sẻ và tìm kiếm khách hàng. Với huy động vốn, bạn có thể tìm kiếm các nhà đầu tư địa phương. Để sản xuất, có thể hợp tác với nhà sản xuất đã có uy tín.

Tiếp theo là hoạt động marketing. Bạn phải nghĩ rằng, khách hàng là tài sản lớn nhất của start-up. Bạn cần cho khách hàng biết đến doanh nghiệp, đến sản phẩm của doanh nghiệp, thích sản phẩm đó và tin tưởng vào start-up của bạn.

Start-up Việt với cơ hội trong thị trường 200 tỷ USD
Các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam đang đứng trước cơ hội để phát triển trong cuộc cách mạng 4.0, khi quy mô thị trường kinh tế kỹ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư