CTCK BIDV (BSC)
BSC dự báo kết quả kinh doanh 2019 của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (mã PNJ) với doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 16.180 tỷ đồng (tăng 10,2% so với năm ngoái) và 1.193 tỷ đồng (tăng trưởng 24%), EPS cốt lõi FW 2019 = 5.089 đồng/CP, PE FW 2019 = 15,1 lần dựa trên các giả định, đó là:
(1) Biên lợi nhuận gộp năm 2019 ước đạt 21,6%, (2) SSSG cửa chuỗi vàng trang sức năm 2019 và 2020 lần lượt là 5% và 12% và (3) Số lượng cửa hàng mở mới dự kiến trong năm 2019 là 40 cửa hàng.
BSC lưu ý nhà đầu tư nên theo dõi chặt chẽ ba yếu tố sau: (1) Tốc độ và hiệu quả của việc mở rộng cửa hàng mở mới, (2) Hiệu quả của việc ứng dụng ERP mới và (3) Độ phục hồi của sức mua thị trường tiêu dùng để có thể đánh giá tiềm năng tăng trưởng tương lai của PNJ.
Chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu PNJ với giá mục tiêu 97.200 đồng/cp (+14,6% so với mức giá đóng cửa ngày 08/08/2019) bằng phương pháp là FCFF và PE (17,x lần) với tỷ lệ lần lượt là 50% và 50%.
2. PTB sẽ chinh phục lại mức đỉnh 80
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu PTB vẫn đang trong xu hướng tăng giá từ đầu năm sau khi đã tích lũy tại khu vực 55 – 60 suốt nửa cuối năm ngoái. Thanh khoản cổ phiếu đang có chiều hướng tăng.
Các chỉ báo kỹ thuật như MACD và RSI cũng ủng hộ đà tăng trong ngắn hạn. Hơn nữa, đường EMA12 phiên hôm nay đã trở lại trạng thái cắt lên trên EMA26, càng làm củng cố thêm vị thế tích cực cho cổ phiếu này.
Dự kiến trong vài tuần tới, PTB sẽ chinh phục lại mức đỉnh lịch sử tại ngưỡng giá 80, trước khi tính đến chuyện sẽ bay cao hơn trong tương lai.
3. Khuyến nghị mua cổ phiếu KBC
CTCK ACB (ACBS)
Nhìn chung, KBC của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc-CTCP nằm trong Top các công typhát triển khu công nghiệp tại Việt Nam với 8 khu công nghiệp được hợp nhất với tổng diện tích thương phẩm gần 2.000 ha, trong đó, diện tích cho thuê còn lại là 560 ha (không bao gồm khu công nghiệp Tràng Duệ 3).
Chúng tôi cho rằng sức hấp dẫn của các khu công nghiệp Việt Nam trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và việc bàn giao khu đô thị Phúc Ninh và Tràng Duệ sẽ là yếu tố hỗ trợ tăng trưởng của KBC trong giai đoạn 2019-2020.
Sử dụng phương pháp NAV, chúng tôi định giá KBC ở mức 18.293 đồng/CP, cao hơn 3% so với giá mục tiêu trước đây do định giá lại Khu đô thị Tràng Duệ. Giá cổ phiếu đã tăng 23% kể từ báo cáo cập nhật vào tháng 11/2018 và chúng tôi vẫn lặp lại khuyến nghị mua nhưng với tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn.
Mặt khác, chi phí giải phóng mặt bằng tăng có thể làm biên lợi nhuận gộp giảm nhẹ trong các năm tới và biến động trong vốn FDI là mối quan tâm chính của chúng tôi đối với cổ phiếu này.
4. Khuyến nghị mua cổ phiếu MBB với giá mục tiêu 35.300 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi điều chỉnh tăng giá mục tiêu dành cho Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) thêm 7,35 lên 35.300 đồng/CP và giữ khuyến nghị mua với tổng mức sinh lời 67,4%. Lý do chính là chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận các năm 2020-2023 thêm lần lượt 6,8%, 13,5%, 12,8% và 10,2%
Chúng tôi dự báo thu nhập thuần cả năm 2019 sẽ đạt 7,7 nghìn tỷ đồng, tăng 23,9% so với năm 2018.
Tuy MBB đã được nâng trần tăng trưởng tín dụng lên 17% cho năm 2019, chúng tôi giữ nguyên dự báo tăng trưởng tín dụng 15% cho năm 2019 vì trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm.
Chúng tôi cho rằng tỷ lệ cho vay bán lẻ / tài chính tiêu dùng trong tổng dư nợ sẽ tăng lên 37,7% và 3,3% năm 2019 lên 35,2% và 2,5% trong năm 2018. Chúng tôi dự báo MCredit sẽ là yếu tố hỗ trợ lợi suất cho vay hợp nhất nhưng dự báo đóng góp của cho vay tiêu dùng sẽ dưới 5% tổng cho vay hợp nhất trong giai đoạn dự báo để kiểm soát chi phí tín dụng.
ROE trước khi huy động vốn 2019 theo dự báo của chúng tôi sẽ đạt 22% so với trung vị các ngân hàng khác là 19%. Chúng tôi cho rằng đà tăng ROE và ROA của MBB sẽ tiếp tục được ghi nhận nhờ hoạt động cốt lõi mạnh mẽ. ROE của MBB cải thiện đáng kể từ 12% năm 2016 lên 20% năm 2018. Với các chỉ số cơ bản vững chắc, chúng tôi cho rằng định giá MBB hấp dẫn tại mức P/B 2019 là 1,2 lần so với trung vị ngành ngân hàng là 1,3 lần.
5. Khuyến nghị mua cổ phiếu SCS
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi nâng khuyến nghị dành cho CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) từ khả quan lên mua với việc điều chỉnh tăng giá mục tiêu thêm 2,6% lên 186.700VND/cổ phiếu. Giá cổ phiếu cũng giảm 3% trong 3 tháng qua.
Chúng tôi điều chỉnh tăng giá mục tiêu để phản ánh giả định biên lợi nhuận ròng 2019-2022 sẽ đạt 68%-77% thay vì 63%-75% trước đây vì chúng tôi điều chỉnh giảm giả định mức thuế thu nhập doanh nghiệp. Chúng tôi cũng điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận trước thuế 2019 thêm 7% vì chúng tôi giả định việc bảo dưỡng đường băng sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được thực hiện vào năm 2020 thay vì năm 2019 như trước đây.
Tuy nhiên, điều này phần nào bị hạn chế do chúng tôi điều chỉnh giảm 9% dự báo lợi nhuận trước thuế 2020 vì việc bảo dưỡng đường băng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng lưu lượng giao thông hàng không và kéo theo là lưu lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không trong năm 2020.
Chúng tôi dự báo doanh thu 2019 sẽ đạt tăng trưởng 17% lên 790 tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS sẽ đạt tăng trưởng 28% lên 534 tỷ đồng.
Chúng tôi tiếp tục lạc quan về triển vọng của SCS vì chúng tôi dự báo giai đoạn 2018-2023, doanh thu công ty sẽ đạt tăng trưởng kép hàng năm 19% bên cạnh biên lợi nhuận ròng 68%-77% và ROE 48%-60%.
Chúng tôi cho rằng công ty sẽ được hỗ trợ nhờ (1) lượng hàng hóa đường hàng không tại Việt Nam tăng trưởng tốt, phù hợp với tăng trưởng ngành sản xuất và tiêu dùng, (2) SCS chỉ có một đối thủ tại Sân bay Tân Sơn Nhất, và (3) tỷ lệ chuyển hóa thành tiền (cash conversion ratio) lên đến 90% vì công ty không cần nhiều vốn đầu tư XDCB, chỉ 8 triệu USD trong giai đoạn 2019-2023 trong khi không có nợ.
SCS hiện đang giao dịch tại mức định giá hấp dẫn với PEG 2018-2021 là 0,8.
Khả năng điều chỉnh tăng: Hoàn tất dự án tòa nhà văn phòng thứ 2, hoàn tất các dự án giúp tăng trưởng lợi nhuận khác hoặc các thương vụ M&A, thanh khoản cổ phiếu cải thiện.
Rủi ro: dòng thương mại sụt giảm; công suất tại sân bay Tân Sơn Nhất bị giới hạn.