Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
51% doanh nghiệp gỗ đã thu hẹp quy mô sản xuất
Hồng Phúc - 08/04/2020 09:37
 
04 Hiệp hội gỗ tại Việt Nam vừa thực hiện khảo sát nhanh với 124 doanh nghiệp trong ngành, kết quả cho thấy nhiều con số đáng chú ý. Cụ thể, có 76% số doanh nghiệp phản hồi cho biết mức thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 3.066 nghìn tỷ đồng, 51% đã thu hẹp quy mô sản xuất, 35% dù vẫn đang hoạt động bình thường nhưng sẽ phải tạm ngừng sản xuất trong thời gian tới.

Đây là cuộc khảo sát do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp.HCM (HAWA), Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) và Hiệp hội Gỗ và lâm sản (FPA) Bình Định phối hợp thực hiện, nhằm đánh giá tác động của đại dịch Covid- 19 tới ngành gỗ. 

Tổng số có 124 doanh nghiệp tham gia khảo sát bao gồm 89 doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu; 7 doanh nghiệp sản xuất các loại ván nhân tạo xuất khẩu; 28 doanh nghiệp còn lại là các doanh nghiệp dăm gỗ, viên nén nguyên liệu, sản xuất đồ gỗ phụ vụ thị trường trong nước, doanh nghiệp thương mại, cung cấp gỗ nguyên liệu.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng phản hồi tất cả các câu hỏi trong khảo sát.

Ví dụ, chỉ có 93 doanh nghiệp phản hồi câu hỏi về thiệt hại về kinh tế của họ do đại dịch gây ra.

Khảo sát tập trung vào các khía cạnh thiệt hại kinh tế của doanh nghiệp, sự suy giảm sản xuất và lao động, các khía cạnh vốn vay, thuế và các loại thuế và nhằm thu thập các kiến nghị của doanh nghiệp, hướng đến giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh tới các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mặc dù khảo sát mới thực hiện ở quy mô nhỏ, và tác động của dịch tới các doanh nghiệp mới chỉ ở mức độ ban đầu, các tác động tiêu cực của dịch tới doanh nghiệp trong ngành đã thể hiện rất rõ nét. 

Thiệt hại về kinh tế đối với các doanh nghiệp là rất lớn khi 76% doanh nghiệp phản hồi đánh giá mức thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 3.066 nghìn tỷ đồng.

Phần lớn các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, một số doanh nghiệp phải đóng cửa.

Chỉ có 7% doanh nghiệp trong khảo sát cho biết vẫn hoạt động bình thường nhưng vẫn có thể thay đổi bất cứ lúc nào, phụ thuộc vào biến động của dịch.

Hiện, toàn bộ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nhằm đáp ứng các đơn hàng đã ký trong năm 2019. 

.
Tác động của dịch tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp gỗ.

Cùng với đó, quy mô lao động của các doanh nghiệp giảm nghiêm trọng khi khoảng 45% tổng số lao động trong các doanh nghiệp đã mất việc do dịch. 

Cụ thể, trong 105 doanh nghiệp cung cấp thông tin về lao động cho biết, trước dịch Covid -19, tổng số lao động làm việc tại các doanh nghiệp này là 47.506 lao động, tuy nhiên đến nay đã có hơn 21.400 lao động nghỉ việc.  

.

Kế hoạch dừng sản xuất trong tương lai gần của nhóm doanh nghiệp vẫn đang hoạt động.

Các vấn đề trên tạo nên sức ép cho doanh nghiệp về vốn vay, bảo hiểm xã hội, các loại thuế và phí ngày càng lớn khi mỗi doanh nghiệp, hàng tháng phải chi từ 2.15 tỷ đồng đến 64.7 tỷ đồng cho bảo hiểm xã hội, vốn vay ngân hàng, thuế doanh nghiệp,…

Các doanh nghiệp gỗ tham gia khảo sát đã kiến nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ vay bằng cách gia hạn thời gian là 6 tháng và 9 tháng cũng như giảm lãi suất. 

Bảng 1: Các kiến nghị giảm thuế, phí của doanh nghiệp gỗ tham gia khảo sát:

Mức giảm theo kiến nghị của DN

Tỷ lệ DN (%) trả lời

Giảm 100%

31%

Giảm 20%

2%

Giảm 30%

10%

Giảm 40%

2%

Giảm 50%

31%

Giảm 70%

1%

Không đưa ra kiến nghị

23%

Bảng 2: Kiến nghị về thời gian giãn nộp các loại thuế và phí

Thời gian đề nghị giãn

Tỷ lệ DN (%) trả lời 

6 tháng

39%

9 tháng

30%

3 tháng

9%

Không đưa ra kiến nghị cụ thể

19%

Các kiến nghị khác

3

Ngành gỗ đẩy mạnh bán hàng trực tuyến để tìm thị trường, khách hàng mới
Ứng dụng công nghệ mới trong công tác bán hàng được xem là "nước cờ" sớm, nhằm duy trì và nâng cao hiện diện của doanh nghiệp trên thị trường...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư