
-
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
-
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi -
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng
![]() |
Cơ quan Hải quan đang tìm chủ nhân của 59 container máy móc, thiết bị tồn tại cảng ICD Phước Long. |
Theo thông tin từ Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IV, tính đến ngày 14/10/2024, tại cảng ICD Phước Long đang tồn đọng 59 container hàng nhập khẩu đã quá 90 ngày, kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu, nhưng chủ hàng chưa đến làm thủ tục hải quan.
Hàng hóa nhập khẩu chứa trong container thể hiện trên bản lược khai hàng hóa, phần lớn là thiết bị máy móc đã qua sử dụng, phụ tùng máy móc, thiết bị làm tóc…
Để xử lý số hàng tồn đọng nêu trên, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IV vừa thông báo đến các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các lô hàng tồn đọng đang lưu giữ tại cảng nêu trên.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính: “Thời hạn để tổ chức, cá nhân đến nhận hàng là 60 ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu. Đối với hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất nguy hiểm, độc hại, hàng hóa có hạn sử dụng còn dưới 60 ngày, thời hạn thông báo nhận hàng là 15 ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu”.
Nếu quá thời hạn trên, các tổ chức, cá nhân không đến làm thủ tục hải quan có liên quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IV sẽ thực hiện xử lý các lô hàng theo quy định tại Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 và Thông tư số 57/2018/TT-BTC ngày 5/7/2018 của Bộ Tài chính.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho lượng hàng hóa tồn đọng cảng ngày càng nhiều, trong đó nguyên nhân đầu tiên liên quan đến quy trình xử lý hàng hóa không có người nhận.
Cục Hải quan TP.HCM cho biết, dù đã tích cực trong việc xử lý hàng hóa tồn đọng, nhưng do quy trình xử lý liên quan đến nhiều đơn vị khác, trong khi đó quy trình xử lý để bán đấu giá phải qua nhiều khâu nên rất mất thời gian. Có những lô hàng qua nhiều lần đấu giá vẫn chưa tìm được người mua, phải làm thủ tục hạ giá bán... khiến thời gian xử lý càng kéo dài.
Nguyên nhân tiếp theo gây nên tình trạng hàng hóa tồn đọng tại các cảng biển là do người vận chuyển yêu cầu tái xuất hoặc tiêu hủy hàng hóa. Hãng tàu tìm mọi cách nhưng không thể liên lạc với người nhận hàng để lấy công văn từ chối nhận hàng.
Tình trạng hàng hóa tồn đọng tại các cảng biển TP.HCM đã khiến cho một số hãng tàu không thể thu hồi nhanh vỏ container. Cục Hải quan TP.HCM đang đẩy nhanh phương án xử lý để sớm tháo gỡ vướng mắc này cho các hãng tàu.
-
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
-
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Đề xuất tăng vốn điều lệ của “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam lên 38.618 tỷ đồng
-
Canada điều tra dây thép carbon và hợp kim thép nhập từ Việt Nam
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống -
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công -
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi -
SASCO đón vận hội, tiên phong chinh phục -
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Khe Nghi -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô