-
Viettel cán đích doanh thu 190.000 tỷ đồng, cao nhất ngành viễn thông -
Hai tuyến cáp quang biển qua Việt Nam đang cùng gặp sự cố -
Galaxy Z Flip FE: Điện thoại gập giá rẻ của Samsung dự kiến ra mắt năm 2025 -
"Cơn mưa" bằng khen cuối năm 2024 dành cho Viettel Global -
Doanh thu ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam đạt hơn 151 tỷ USD -
Xác thực sinh trắc học tiếp tục “nóng” trong năm 2025
Tương lai của 5G trên toàn cầu đang gặp rủi ro nếu các chính phủ không thống nhất trong việc cấp phép băng tần 6 GHz. Hiệp hội Thông tin di động thế giới (GSMA) vừa cho biết như vậy.
“5G có tiềm năng thúc đẩy GDP của thế giới thêm 2,2 nghìn tỷ USD”, John Giusti, Giám đốc điều tiết của GSMA, cho biết.
Tuy nhiên, ông này cũng cho rằng, có một mối đe dọa rõ ràng đối với sự tăng trưởng này nếu không có đủ bằng tần 6 GHz cho 5G. “Sự rõ ràng và chắc chắn là điều cần thiết để thúc đẩy các khoản đầu tư lớn và dài hạn vào cơ sở hạ tầng quan trọng này”, ông John Giusti nói.
Thực tế, tốc độ và các khả năng đầy đủ của 5G phụ thuộc vào dải tần trung 6 GHz. Tuy nhiên, các chính phủ đã có sự phân hóa: Trung Quốc sẽ sử dụng toàn bộ 1200 MHz ở băng tần 6 GHz cho 5G.
Trong khi đó, châu Âu đã phân chia băng tần, với phần trên được xem xét cho 5G, nhưng một băng tần 500 MHz mới dành cho Wi-Fi. Châu Phi và các khu vực của Trung Đông cũng đang áp dụng cách tiếp cận tương tự.
Ở một thái cực khác, Mỹ và phần lớn châu Mỹ Latinh đã tuyên bố rằng không có tài nguyên quý giá nào trong số này sẽ được cung cấp cho 5G, mà thay vào đó sẽ được cung cấp cho Wi-Fi và các công nghệ chưa được cấp phép khác.
Băng tần 6 GHz không chỉ cần thiết đối với các nhà khai thác mạng di động để cung cấp kết nối nâng cao với giá cả phải chăng để hòa nhập xã hội nhiều hơn, mà còn mang lại tốc độ và dung lượng dữ liệu cần thiết cho các thành phố thông minh, giao thông thông minh và các nhà máy thông minh. Ứớc tính mạng 5G cần 2 GHz băng tần trung trong thập kỷ tới để phát huy hết tiềm năng của nó.
5G đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của tất cả các ngành và lĩnh vực, mở ra làn sóng đổi mới mới sẽ mang lại lợi ích cho hàng tỷ người. Công nghệ này rất quan trọng đối với các mục tiêu về môi trường và khí hậu vì kết nối thay thế carbon. Tuy nhiên, để tiếp cận tất cả người dùng, các ngành công nghiệp sẽ yêu cầu dung lượng bổ sung mà băng tần 6 GHz cung cấp.
Do đó, GSMA đã kêu gọi các chính phủ cung cấp ít nhất 6425-7125 MHz cho 5G được cấp phép; đảm bảo các dịch vụ backhaul (là đường truyền dẫn nối từ trạm gốc 5G đến thiết bị mạng lõi) được bảo vệ, để đảm bảo an toàn cho dịch vụ 5G - khi đường backhaul chính bị lỗi thì tín hiệu trên đường bảo vệ vẫn được truyền về mạng lõi để xử lý.
Bên cạnh đó, GSMA cũng kêu gọi rằng, tùy thuộc vào nhu cầu của các quốc gia, có thể bổ sung thêm nửa dưới băng tần 6GHz (đoạn từ 5925-6425MHz) để sử dụng thêm trên nguyên tắc không cần giấy phép (cho tần số) và trung lập về công nghệ (tức là có thể dùng bất cứ công nghệ nào 4G, 5G, 6G...).
Cùng với việc đưa ra lời tuyên bố nói trên, GSMA cũng đã vừa công bố với Ericsson, Huawei, Nokia và ZTE chi tiết hơn về tầm quan trọng của băng tần 6 GHz đối với tương lai của 5G.
-
Thuê bao, doanh thu truyền hình OTT tăng vọt -
Huawei Mate XT Ultimate: Điện thoại gập ba bằng vàng 18K, giá hơn 2,5 tỷ đồng -
iPhone "giá rẻ" sẽ đổi tên thành iPhone 16E? -
"Cơn mưa" bằng khen cuối năm 2024 dành cho Viettel Global -
iPhone 17: Nâng cấp đột phá với màn hình tần số quét cao -
Samsung Galaxy S25 lộ diện trước thềm ra mắt -
Doanh thu ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam đạt hơn 151 tỷ USD
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững