
-
Thu hồi giấy phép của 6 thương nhân phân phối xăng dầu
-
KMS Technology của “ông trùm” gọi vốn Lâm Quốc Vũ mua lại công ty phần mềm tại Mexico
-
Lợi nhuận công ty mẹ đạt hơn 900 tỷ đồng, Vietjet đi đầu mở mạng bay quốc tế, thúc đẩy du lịch, đầu tư
-
Sunshine Homes công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý IV năm 2022
-
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam: “Chúng tôi đánh giá cao việc APH đầu tư vào Hoa Kỳ và chiến lược phát triển xanh của Tập đoàn” -
Đầu tư ngành dầu khí: Thách thức từ các yếu tố thiếu bền vững
![]() |
7 tháng, Việt Nam điều tra chống bán phá giá 4 vụ việc hàng hóa nhập khẩu. |
Đây là thông tin do ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) xác nhận.
Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2019, bên cạnh các biện pháp đã áp dụng, Bộ Công Thương đã tiến hành điều tra chống bán phá giá (chống bán phá giá) mới 4 vụ việc nhắm vào sản phẩm tôn màu, nhôm định hình, ván gỗ MDF, màng BOPP.
Từ đầu năm đến nay, Cục Phòng vệ Thương mại cũng đang thẩm định hồ sơ 3 vụ việc đối với thép cuộn cán nguội, đường lỏng HFCS, vật liệu hàn, tiến hành rà soát cuối kỳ 1 vụ việc với thép không gỉ cán nguội, theo dõi hiệu quả áp dụng biện pháp chống bán phá giá của 2 vụ việc với thép mạ, thép hình chữ H.
Trong bối cảnh hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam với sản lượng và giá trị ngày càng lớn, cơ quan này cũng phối hợp với các đơn vị trong Bộ Công Thương tham vấn, hỗ trợ doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng trong việc xem xét sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm như sợi DTY, ống thép, bột ngọt… theo đúng quy định pháp luật, xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số hàng hóa trong nước chưa sản xuất được nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp liên quan.
Ở chiều ngược lại, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng có tần suất bị dính các vụ kiện phòng vệ thương mại ngày càng gia tăng.
7 tháng đầu năm 2019, tần suất các vụ kiện phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của ta vẫn duy trì ở mức độ cao, trung bình 1 vụ/tháng.
"Hiện nay Bộ Công Thương đang tiến hành xử lý 7 vụ việc phòng vệ thương mại (5 vụ việc chống bán phá giá, 2 vụ việc trợ cấp) khởi xướng điều tra với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Bộ cũng đang tiếp tục xử lý 7 vụ việc khởi xướng từ năm 2018, 4 vụ việc rà soát biện pháp phòng vệ thương mại đã áp dụng, trong đó có những vụ việc có kim ngạch xuất khẩu lớn như cá tra, tôm. Trong 7 vụ việc khởi xướng điều tra mới, thị trường Ấn Độ dẫn đầu với 4 vụ việc, Hoa Kỳ 2 vụ việc, Malaysia 1 vụ việc", ông Dũng cho biết thêm.

-
EVN lỗ khoảng 31.000 tỷ đồng năm 2022, đề xuất thêm giải pháp ngoài tăng giá điện
-
Thu hồi giấy phép của 6 thương nhân phân phối xăng dầu
-
KMS Technology của “ông trùm” gọi vốn Lâm Quốc Vũ mua lại công ty phần mềm tại Mexico
-
Lợi nhuận công ty mẹ đạt hơn 900 tỷ đồng, Vietjet đi đầu mở mạng bay quốc tế, thúc đẩy du lịch, đầu tư
-
Quỹ Excelsior Capital Asia đầu tư vào công ty sở hữu chuỗi bán lẻ xe đạp -
Sunshine Homes công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý IV năm 2022 -
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam: “Chúng tôi đánh giá cao việc APH đầu tư vào Hoa Kỳ và chiến lược phát triển xanh của Tập đoàn” -
Đầu tư ngành dầu khí: Thách thức từ các yếu tố thiếu bền vững -
Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu gửi đơn kiến nghị khẩn cấp tới Thủ tướng -
Bình Định: 100% doanh nghiệp đang hoạt động khai thuế và hoàn thuế điện tử -
Một năm “tự hào” của Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang: Đẩy mạnh nền tảng số O2O, Masan duy trì chỉ số ổn định
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)
-
Hỗ trợ thể chất toàn diện cho nhân viên tại Tapestry
-
Techcombank thông báo về việc Đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 56