
-
Doanh nghiệp tính giải pháp giảm tối đa chi phí đầu vào
-
Thuế quan Mỹ: Cú huých cho doanh nghiệp Việt tái cơ cấu thị trường
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
![]() |
Việt Nam cũng được xem là một trong những thị trường tiềm năng bậc nhất trong khu vực cho fintech vì dân số trẻ, sử dụng di động ngày càng nhiều, tăng trưởng tiêu dùng cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp |
Đây là thông tin được ông Varun Mital, chuyên gia, lãnh đạo cao cấp Fintech của Ernst & Young chia sẻ tai Hội thảo Công bố Khảo sát toàn cảnh về Fintech khu vực ASEAN 2018 và vị trí của Việt Nam hiện nay.
Theo ông Varun, kết quả Khảo sát cho thấy ở Việt Nam hiện có tới 90% các khoản thanh toán được thực hiện bằng tiền mặt. Do đó, các công ty Fintech Việt Nam tập trung khá nhiều cho lĩnh vực thanh toán. Cụ thể, 47% trên tổng số 78 công ty fintech Việt Nam làm về dịch vụ thanh toán và đây cũng là tỷ lệ cao nhất trong khu vực ASEAN.
Kết quả khảo sát Toàn cảnh ngành ngân hàng năm 2018 của Ernst & Young cho thấy 85% các ngân hàng hiện nay cho rằng, việc thực hiện chiến lược chuyển đổi ngân hàng số là mục tiêu quan trọng nhất của họ trong năm nay.
Đây là một thay đổi lớn so với kết quả khảo sát năm 2017. Năm trước, các ngân hàng quan tâm nhiều hơn tới quản lý rủi ro về mặt danh tiếng và văn hóa. Trên phạm vi toàn cầu, các ngân hàng có quyết tâm mạnh mẽ trong việc số hóa một cách hoàn thiện hơn. Có đến 62% số ngân hàng tham gia khảo sát nói rằng tổ chức của họ sẽ hoàn thiện công nghệ vào năm 2020.
Nhìn vào kết quả khảo sát toàn cảnh ngành ngân hàng năm 2018 có thể dự báo xu hướng hợp tác giữa công ty fintech và các ngân hàng để cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng. Bằng cách này, cả hai bên sẽ cùng có lợi. Tuy nhiên, không dễ dàng để ngân hàng và công ty fintech có thể hợp tác với nhau.
Một lý do cản trở hợp tác chính là hầu hết công ty fintech tại Việt Nam còn non trẻ, nhiều công ty chỉ mới thành lập được vài năm. Kể cả công ty fintech có công nghệ và thuật toán tốt thì ngân hàng vẫn e dè về khả năng duy trì hoạt động của các công ty này.
Việt Nam cũng được xem là một trong những thị trường tiềm năng bậc nhất trong khu vực cho fintech vì dân số trẻ, sử dụng di động ngày càng nhiều, tăng trưởng tiêu dùng cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp.
Các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất quan tâm và muốn tham gia vào thị trường fintech Việt do nhận thấy tiềm năng lớn từ thị trường, thậm chí họ có thể bỏ tiền để mua đứt một số công ty fintech Việt đang hoạt động tốt.

-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ -
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay -
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc -
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới