Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
8 tháng, cả nước có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD
Thế Hoàng - 29/08/2022 11:40
 
6 nhóm hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD gồm: điện thoại và linh kiện, máy tính-linh kiện, máy móc, thiết bị, hàng dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ.
Việt Nam có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD sau 8 tháng.
Việt Nam có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD sau 8 tháng, trong đó điện thoại dẫn đầu đạt gần 40 tỷ USD.

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong tháng 8/2022 tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tích cực, đạt 33,38 tỷ USD, tăng 9,1% so với tháng 7 và  tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 26,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 20,6%. Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho biết.

Tính chung 8 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 250,8 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 66,14 tỷ USD, tăng 18,4%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 184,66 tỷ USD, tăng 17%, chiếm 73,6%.

8 tháng năm 2022 có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63,4%). 

                                                      Trị giá một số mặt hàng xuất khẩu 8 tháng năm 2022

 

 

 

Ước tính 8 tháng

năm 2022

(Triệu USD) 

Tốc độ tăng 8 tháng

năm 2022 so với

cùng kỳ năm trước (%) 

Các mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD

 

 

Điện thoại và linh kiện

39.604

12,1

Điện tử, máy tính và linh kiện

36.122

13,3

Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

29.778

28,0

Dệt, may

26.040

23,1

Giày dép

16.467

30,5

Gỗ và sản phẩm gỗ

11.067

6,2

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 8 tháng năm 2022, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,4%, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89%, bằng cùng kỳ năm trước; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 6,6%, giảm 0,7%; nhóm hàng thủy sản chiếm 3%, tăng 0,4%.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8/2022 ước đạt 30,96 tỷ USD, tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 12,4% so với cùng kỳ. Lũy kế 8 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 246,84 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước, với 38 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD (có 4 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD).

                                                 Trị giá một số mặt hàng nhập khẩu 8 tháng năm 2022

 

 

Ước tính 8 tháng năm 2022

(Triệu USD) 

Tốc độ tăng/giảm

8 tháng năm 2022 so với

cùng kỳ năm trước (%) 

Các mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD

 

 

Điện tử, máy tính và linh kiện

56.902

21,0

Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

30.538

-1,9

Điện thoại và linh kiện

13.879

9,9

Vải

10.259

7,7

Nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 94%, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 44,3%, giảm 1,2%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 49,7%, tăng 1,3%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6%, giảm 0,1%.

Cán cân thương mại hàng hóa sau chặng đường  8 tháng ước tính xuất siêu 3,96 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,52 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 19,44 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 23,4 tỷ USD.

8 tháng qua, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 77,7 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 82,1 tỷ USD. Trong 8 tháng năm 2022, xuất siêu sang EU ước đạt 21,6 tỷ USD, tăng 46,4% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 47,8 tỷ USD, tăng 21,9%; nhập siêu từ Hàn Quốc 27,4 tỷ USD, tăng 30,3%; nhập siêu từ ASEAN 9 tỷ USD, giảm 3,3%; nhập siêu từ Nhật Bản 320 triệu USD, giảm 74,7%.

Những con số về xuất nhập khẩu 8 tháng cho thấy, Việt Nam tiếp tục là địa điểm cung ứng hàng hóa lớn cho thị trường toàn cầu. Là quốc gia có độ mở kinh tế lớn, tham giia 17 FTA (15 FTA đang có hiệu lực và 2 FTA đang đàm phán), mở ra nhiều cơ hội để tăng tốc xuất khẩu, tận dụng các ưu đãi thuế quan theo từng FTA.

Báo cáo mới đây của Fitch Solutions cho biết, Việt Nam đứng thứ 5 trong số 35 quốc gia châu Á về độ mở của nền kinh tế.

"Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm sản xuất quan trọng ở khu vực Đông và Đông Nam Á, được hỗ trợ bởi các nỗ lực tự do hóa kinh tế do Chính phủ lãnh đạo và hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thông qua các hiệp định thương mại và tư cách thành viên của các khối khu vực và quốc tế", Fitch Solutions nhận xét.

Độ mở kinh tế theo Fitch Solutions là thước đo từ độ mở thương mại và độ mở đầu tư, dựa trên giá trị xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.  

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư