Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
AAFA đề nghị Hoa Kỳ chia sẻ vaccine Covid-19 trong chuỗi cung ứng dệt may
Hải Yến - 12/06/2021 08:16
 
Hiệp hội May mặc và giày dép Hoa Kỳ (AAFA) đã nêu đề xuất trên trong thư gửi tới chính quyền Tổng thống Biden.
(AAFA) đã gửi thư tới chính quyền Tổng thống Biden kêu gọi chia sẻ vắc xin tới các quốc gia đối tác chính trong chuỗi cung ứng dệt may và giầy dép của Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam
(AAFA) đã gửi thư tới chính quyền Tổng thống Biden kêu gọi chia sẻ vắc xin tới các quốc gia đối tác chính trong chuỗi cung ứng dệt may và giầy dép của Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam

Hiệp hội May mặc và giày dép Hoa Kỳ (AAFA) đã gửi thư tới chính quyền Tổng thống Biden kêu gọi chia sẻ vaccine Covid-19 tới các quốc gia đối tác chính trong chuỗi cung ứng dệt may và giầy dép của Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam

Bức thư nếu rõ, các quốc gia này đang đối mặt với một đợt gia tăng mới về các trường hợp Covid-19 có nguy cơ làm chệch hướng sự phục hồi kinh tế và sẽ có tác động bất lợi đến sự phục hồi hoàn toàn của nền kinh tế Hoa Kỳ.

Những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Joe Biden đã cứu sống vô số người ở Hoa Kỳ và đã đến lúc mở rộng đến các quốc gia đối tác. Điểm mấu chốt  4 triệu lao động và nhân sự trong ngành may mặc và giày dép của Hoa Kỳ đang phụ thuộc trực tiếp vào các nhà cung cấp từ các quốc gia này trong đó có Việt Nam.

Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), vấn đề ngoại giao vaccine phòng chống dịch Covid-19 là một lưu ý quan trọng trong bối cảnh khan hiếm vaccine trên toàn cầu.

Trong tháng 5/2021 Vitas đã phối hợp cùng Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) cũng đã gửi một loạt các công văn kêu gọi sự hỗ trợ hợp tác của Hiệp hội nhiều tổ chức quốc tế và nhãn hàng tại Hoa Kỳ, trong đó có Hiệp hội May mặc và giày dép Hoa Kỳ (AAFA).

Đồng thời, Vitas và Lefaso đánh giá cao sự hỗ trợ của Liên minh các Hiệp hội tại Hoa Kỳ đã có kiến nghị tới Tổng thống Biden nhằm thúc đẩy việc tiêm phòng vaccine đẩy lùi Covid-19.

Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 đang bùng phát tại nhiều quốc gia Nam Á và Đông Nam Á, mà lớn nhất là tại Ấn Độ, vốn là một "cứ điểm" sản xuất lớn của chuỗi dệt may toàn cầu với tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ của 6 nước đang có dịch quy mô lớn là Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Indonesia, Myanmar, Cambodia đạt gần 150 tỷ USD, chiếm trên 22% tổng giao dịch xuất nhập khẩu dệt may toàn cầu.

Với Việt Nam, quốc gia đóng góp năm cao điểm trước khi xảy ra dịch bệnh lên tới gần 40 tỷ USD/năm, giày dép trên 20 tỷ USD/năm cũng đang mong mỏi sớm có vaccine phòng chống dịch Covid-19 để tiêm cho người lao động.

Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của cả 2 ngành công nghiệp này, với kim ngạch xuất khẩu vượt 20 tỷ USD. Năm 2020, xuất khẩu sang Mỹ dù giảm 5,8% so với 2019 do ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng vẫn đạt 13,99 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 46,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.

Còn da giày cũng xuất sang Mỹ với kim ngạch  6,3 tỷ USD, giảm 5,2% so với năm 2019 (chiếm tỷ trọng 37,5% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép). Mặt hàng túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù đạt 1,27 tỷ USD, giảm 19,6% so với năm 2019. Tính chung kim ngạch
xuất khẩu ngành da giày sang thị trường Hoa Kỳ năm 2020 đạt 7,57 tỷ USD, giảm 8% so với năm 2019 và chiếm tỷ trọng 38% toàn ngành.

Dệt may có cơ hồi phục hồi nhờ nhu cầu gia tăng tại Mỹ, EU
Đơn đặt hàng hàng dệt may đã tăng trở lại nhờ sự phục hồi số lượng đơn hàng từ các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, EU,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư