-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Một góc trung tâm thủ đô Jakarta, Indonesia. Ảnh: AFP |
Nguyên nhân là do các đợt bùng phát mới của dịch Covid-19 làm chậm quá trình phục hồi ở một số nền kinh tế trong khu vực. Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng khu vực đang phát triển của châu Á trong năm 2022 được nâng lên 5,4%, từ mức 5,3% được dự báo trước đó.
Nếu không tính các nền kinh tế công nghiệp mới, gồm: Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc, Singapore, và Đài Loan (Trung Quốc), triển vọng tăng trưởng cập nhật của khu vực đang phát triển của châu Á là 7,5% trong năm 2021 và 5,7% cho năm 2022, trong khi các tỷ lệ dự báo trước đó lần lượt là 7,7% và 5,6%.
Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, nhận định: "Công cuộc phục hồi sau đại dịch Covid-19 của châu Á và Thái Bình Dương đang tiếp diễn, mặc dù con đường còn bấp bênh trong bối cảnh các đợt bùng phát mới, các biến thể virus mới và việc triển khai tiêm phòng vaccine không đồng đều. Ngoài các biện pháp ngăn chặn và tiêm chủng, việc phục hồi các hoạt động kinh tế có chiến lược và theo từng giai đoạn, đơn cử như thương mại, sản xuất và du lịch, sẽ là chìa khóa để bảo đảm công cuộc phục hồi xanh, bao trùm và bền bỉ".
Đại dịch Covid-19 vẫn là nguy cơ lớn nhất đối với triển vọng tăng trưởng của khu vực, do các đợt bùng phát tiếp tục diễn ra ở nhiều nền kinh tế. Số ca mắc mới hàng ngày trong khu vực đã lên tới đỉnh điểm 434.000 ca vào giữa tháng 5. Con số này giảm xuống còn 109.000 vào cuối tháng 6, tập trung chủ yếu ở Nam Á, Đông Nam Á, và Thái Bình Dương.
Trong khi đó, việc triển khai tiêm phòng vaccine Covid-19 trong khu vực đang dần được đẩy mạnh, với tỷ lệ trung bình 41,6 liều trên 100 người vào cuối tháng 6 - cao hơn mức trung bình toàn cầu là 39,2, nhưng chưa bằng một nửa so với tỉ lệ 97,6 ở Mỹ và 81,8 tại Liên minh Châu Âu (EU).
Riêng với khu vực Đông Á, ADB nâng triển vọng tăng trưởng năm 2021 từ 7,4% hồi tháng 4 lên 7,5% trong bối cảnh mức phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến của các nền kinh tế công nghiệp mới như Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc, và Đài Loan (Trung Quốc).
Dự báo tăng trưởng kinh tế của Đông Á trong năm 2022 được giữ nguyên ở mức 5,1%. Triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc vẫn được duy trì ở mức 8,1% cho năm 2021 và 5,5% vào năm 2022 trong bối cảnh các ngành công nghiệp, xuất khẩu, và dịch vụ phục hồi ổn định.
Tương tự, triển vọng tăng trưởng năm 2021 của khu vực Trung Á cũng được nâng lên 3,6%, so với mức dự báo 3,4% công bố hồi tháng 4. Điều này chủ yếu là nhờ triển vọng được cải thiện ở nền kinh tế lớn nhất Trung Á, bao gồm: Armenia, Georgia, and Kazakhstan. Sang năm 2021, triển vọng tăng trưởng của Trung Á vẫn được giữ nguyên ở mức 4,0%.
Theo dự báo của ADB, tăng trưởng năm 2021 của các khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương bị hạ thấp do các đợt bùng phát Covid-19 mới đang được ứng phó bằng các biện pháp ngăn chặn và hạn chế, gây thiệt hại tới hoạt động kinh tế.
Triển vọng tăng trưởng của Nam Á trong năm tài khóa 2021 giảm từ 9,5% xuống còn 8,9%. Tăng trưởng của Ấn Độ được dự báo giảm 1 điểm phần trăm, xuống còn 10,0%. Triển vọng năm 2021 của Đông Nam Á được điều chỉnh từ 4,4% xuống còn 4,0%, trong khi tăng trưởng của các nền kinh tế Thái Bình Dương được dự báo giảm mạnh từ 1,4% xuống còn 0,3%. Tuy nhiên, dự báo tăng trưởng năm 2022 của các khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương sẽ lần lượt đạt 7,0%, 5,2%, và 4,0%.
Trong khi đó, ADB cũng nâng dự báo lạm phát năm 2021 của châu Á - Thái Bình Dương từ mức 2,3% hồi tháng 4 lên 2,4% do dầu mỏ và nhiều mặt hàng tăng giá. Còn lạm phát năm 2022 của châu Á - Thái Bình Dương ước đạt mức 2,7%.
-
Dự trữ vàng của Nga tăng vọt 33% trong năm 2024, đạt giá trị kỷ lục 207 tỷ USD -
"Ông trùm" quỹ ETF lo sợ "cảm giác an toàn giả tạo" của Bitcoin -
Chính sách thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể khiến giá dầu giảm 20% -
Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế mới tập trung vào 5 lĩnh vực then chốt
-
Từ điển Cambridge chọn "manifest" là từ của năm 2024 -
Nhật Bản sẽ phát tiền mặt cho các hộ gia đình có thu nhập thấp -
Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với Mỹ để thúc đẩy thương mại song phương -
Nga lấy lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU -
Bitcoin vượt mốc 96.000 USD nhờ lạc quan về chính sách của ông Trump -
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu? -
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD
- Bội thu giải thưởng, xây dựng Central khẳng định uy thế dẫn đầu
- Wataco hợp tác triển khai Dự án Điện mặt trời áp mái cùng Ryobi DS
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng