Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Amway Việt Nam: Quản lý chặt từ bên trong
Huyền Thư - 07/10/2013 14:44
 
Bán hàng trực tiếp (hay còn gọi là bán hàng đa cấp) là mô hình kinh doanh đặc thù được pháp luật quốc tế và Việt Nam thừa nhận. Nhưng thực tế cho thấy, hoạt động này cần sự quản lý chặt chẽ và ý thức của DN để đảm bảo các doanh nghiệp đi đúng hướng và đảm bảo quy định của pháp luật.

Tuy mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam hơn 10 năm, nhưng mô hình này đã có những bước phát triển đáng kể, với 60 công ty, 1 triệu người tham gia và năm 2012 đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 500 tỷ đồng.

Ông How Kam Chiong, Tổng giám đốc Amway Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của các quy chuẩn đạo đức trong kinh doanh với nhân viên và nhà phân phối

Cũng như các ngành kinh doanh đặc thù khác, công tác quản lý ngành bán hàng trực tiếp luôn được các cơ quan, ban, ngành chú trọng, nhằm đảm bảo các doanh nghiệp luôn lấy quy định và pháp luật nhà nước làm kim chỉ nam để phát triển.

Tuy nhiên, để thành công, công tác quản lý này cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng với sự quản lý chặt chẽ từ chính nội bộ của doanh nghiệp.

Trao đổi về vấn đề này, ông Phan Đức Quế, đại diện Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết, thời gian qua, Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam cũng như Hội Doanh nghiệp bán hàng trực tiếp (thuộc Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam - AmCham Việt Nam) đã và đang xây dựng Bộ quy tắc Đạo đức dành cho các cá nhân và tổ chức bán hàng trực tiếp tại Việt Nam.

“Bộ quy tắc này nhằm thể hiện trách nhiệm, đạo đức của các doanh nghiệp, nhà phân phối đối với người tiêu dùng; trách nhiệm, đạo đức của nhà phân phối; trách nhiệm, đạo đức giữa các doanh nghiệp bán hàng đa cấp với nhau”, ông Quế nói.

Trong cơn bão dư luận trái chiều về hoạt động của ngành bán hàng trực tiếp tại Việt Nam thời gian qua, việc các doanh nghiệp chủ động theo đuổi các giá trị kinh doanh thông qua việc phổ biến và đào tạo cho nhân viên, cũng như nhà phân phối, các đối tác trong mạng lưới kinh doanh của mình là một nỗ lực đáng khích lệ.

Một số ít doanh nghiệp trong mô hình này đã can đảm nói “không” với hoạt động kinh doanh không lành mạnh, bất chấp việc các doanh nghiệp này chắc chắn sẽ gặp phải không ít khó khăn trong việc giữ chân nhà phân phối, giảm doanh số bán hàng, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Tuy nhiên, rõ ràng, với các động thái tích cực trên, các doanh nghiệp chân chính trong mô hình này đang vạch ra cho mình một kim chỉ nam hoạt động đúng đắn và một chiến lược phát triển bền và chắc. Việc tuân thủ các quy tắc ứng xử trong kinh doanh, thực hiện quy định của các cơ quan quản lý sẽ là nền tảng và động lực thúc đẩy các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp phát triển bền vững, chứ không chạy theo lợi nhuận trước mắt.

Ông How Kam Chiong, Tổng giám đốc Amway Việt Nam chia sẻ, Amway luôn xác định xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững tại thị trường Việt Nam bằng cách tuân thủ các quy định của luật pháp, phát triển sản xuất, đào tạo và huấn luyện đội ngũ nhân viên và nhà phân phối, hợp tác với các cơ quan chính phủ và giới truyền thông, nhằm nâng cao nhận thức xã hội về bán hàng đa cấp chân chính.

“Amway vừa tiến hành một đợt đào tạo đặc biệt về việc tuân thủ các quy tắc đạo đức kinh doanh dành cho các nhà phân phối của mình. Chúng tôi tin tưởng, hoạt động này sẽ được các nhà phân phối hưởng ứng và tuân thủ. Chúng tôi sẽ tiếp tục kiên trì và nỗ lực vượt qua mọi thách thức để xây dựng uy tín của Amway ngày một vững chắc hơn”, ông How Kam Chiong cho biết.

Bán hàng đa cấp: tiền mình trong túi người ta
Thời gian qua, hàng loạt các dấu hiệu lừa đảo, sai phạm của các công ty bán hàng đa cấp bị báo chí phanh phui. Những chiêu trò lừa đảo tuy không...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư