
-
Bộ Xây dựng nêu quan điểm về Dự án cảng container Cái Mép Hạ vốn 50.820 tỷ đồng
-
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc; duyệt 4 bến cảng Lạch Huyện vốn 24.846 tỷ đồng
-
Bắc Ninh thành lập Quỹ đầu tư phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
-
Thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư
-
Quảng Ngãi kiến nghị điều chỉnh hướng tuyến, vị trí nhà ga đường sắt tốc độ cao -
Tăng tốc hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Pakistan
UBND tỉnh An Giang vừa có Công văn số 734/BC- UBND gửi các Phó Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ báo cáo tình hình phân bổ, giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 và khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Theo báo cáo của UBND tỉnh An Giang, lũy kế thanh toán vốn từ đầu năm đến hết tháng 7/2023 (bao gồm vốn kéo dài) là 3.079.766 triệu đồng/8.121.893 triệu đồng, đạt 37,92%.
Trong đó, kế hoạch vốn năm 2022 kéo dài thời hạn thanh toán sang năm 2023 đã giải ngân là 150.468 triệu đồng, đạt 31,77% kế hoạch vốn được kéo dài.
![]() |
Sông Hậu đoạn qua thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang |
Kế hoạch vốn năm 2023 đã giải ngân là 2.928.298 triệu đồng, đạt 38,30% kế hoạch vốn được giao (kể cả vốn Chương trình mục tiêu quốc gia) gồm: Vốn ngân sách trung ương giải ngân là 1.480.877 triệu đồng, đạt 38,14% kế hoạch vốn được giao; vốn ngân sách địa phương giải ngân là 1.448.421 triệu đồng, đạt 38,46% kế hoạch vốn được giao.
Ước giải ngân đến hết tháng 8/2023 (bao gồm vốn kéo dài) là 4.485.643 triệu đồng/8.121.893 triệu đồng, đạt 55,23%.
Theo UBND tỉnh An Giang, tỷ lệ giải ngân 7 tháng năm 2023 là 37,92%, so với cùng kỳ năm 2022 cao hơn 13,05% (cùng kỳ năm 2022 đạt 24,87%), tuy nhiên vẫn thấp so với yêu cầu.
Lý giải việc giải ngân chưa đạt yêu cầu, theo UBND tỉnh An Giang nguyên nhân là do: Các dự án khởi công mới đang hoàn chỉnh thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà thầu, đặc biệt là những dự án có vốn lớn mất thời gian từ 3 - 6 tháng.
Khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng tiếp tục là nút thắt lớn nhất trong quá trình triển khai thực hiện các dự án cần giải phóng mặt bằng, nhất là các dự án thuộc lĩnh vực giao thông và nông nghiệp có kế hoạch vốn lớn.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai phát sinh vấn đề cần phải điều chỉnh thủ tục dự án..., từ đó dẫn đến giải ngân chậm.
Vẫn còn một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia chưa thực hiện xong thủ tục phê duyệt dự án.
Bên cạnh đó, vốn kéo dài năm 2022 sang 2023 mới được cho phép kéo dài, cụ thể: vốn ngân sách địa phương (ngày 17/4/2023), vốn ngân sách trung ương (ngày 5/5/2023).
An Giang phấn đấu giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước cả năm 2023 là 7.314.000 triệu đồng, đạt trên 95%.
Nhằm đạt tỷ lệ nêu trên, UBND tỉnh An Giang đề ra 7 nhóm giải pháp để thực hiện trong thời gian tới.
Cụ thể, các Đoàn kiểm tra công trình trọng điểm năm 2023 của tỉnh tiếp tục kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, các dự án có vướng mắc để kịp thời xử lý, tháo gỡ. Bên cạnh đó, Tổ công tác xử lý khó khăn, vướng mắc của tỉnh hằng tuần xử lý những khó khăn, vướng mắc cho chủ đầu tư, để kịp thời báo cáo UBND tỉnh. Đồng thời, đôn đốc các chủ đầu tư và nhà thầu thi công nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, nhất là người đứng đầu các địa phương, đơn vị trong việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2023; tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, tiếp tục xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cũng là tiêu chí xem xét đánh giá, đề xuất khen thưởng đối với các chủ đầu tư hoàn thành tốt kế hoạch đầu tư công được giao. Đồng thời, phê bình, kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với các đơn vị có tỷ lệ giải ngân thấp hơn 95% kế hoạch vốn được giao trong năm 2023.
Các chủ đầu tư phải tổ chức làm việc và có biên bản cam kết về tiến độ thực hiện với các nhà thầu trong các tháng còn lại năm 2023, có phân công cụ thể cán bộ phụ trách từng dự án; kịp thời xử lý hoặc báo cáo cấp thẩm quyền xử lý nghiêm nhà thầu vi phạm tiến độ xây dựng, chất lượng công trình, các cá nhân, đơn vị cố tình cản trở, gây khó khăn làm chậm tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
Các chủ đầu tư đôn đốc nhà thầu tập kết vật tư, nhân công đẩy nhanh tiến độ thi công công trình; các chủ đầu tư phải xây dựng chi tiết kế hoạch triển khai thực hiện và chỉ tiêu giải ngân cụ thể hằng tháng, quý (trong các tháng còn lại năm 2023) trên mức vốn kế hoạch đầu tư công năm 2023 đã giao gửi về UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để theo dõi, kiểm tra khi cần thiết...

-
Quảng Ngãi kiến nghị điều chỉnh hướng tuyến, vị trí nhà ga đường sắt tốc độ cao -
Tăng tốc hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Pakistan -
Giao đầu mối nâng cấp 251 km quốc lộ Đồng bằng sông Cửu Long vốn 9.297,12 tỷ đồng -
Chiến lược tổng thể để đạt tăng trưởng hai con số -
TP.HCM thúc tiến độ đường Vành đai 3 để hoàn thành một số đoạn vào cuối năm 2025 -
Bộ Tài chính được giao chủ trì nghiên cứu cơ chế phát triển Đặc khu Phú Quốc -
Hà Nội thông qua danh mục 150 khu đất triển khai dự án theo Nghị quyết 171/2024/QH15
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng