
-
Quỹ đầu tư mạo hiểm tìm nơi rót vốn
-
Hải Phòng tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các KCN, cụm công nghiệp
-
Đề xuất áp dụng BOT nâng cấp đường ở TP.HCM: Tránh “vết xe đổ”
-
Quy hoạch Tổng thể sân bay toàn quốc: Rộng cửa đón cảng hàng không dân dụng mới
-
Chấp thuận chủ trương mở rộng bến cảng Vật Cách thuộc cảng biển Hải Phòng -
Việt Nam - Singapore cụ thể hóa cơ hội hợp tác trong lĩnh vực mới
Tại Diễn đàn Mekong Connect 2022 vừa được tổ chức tại TP. Cần Thơ, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư đã giới thiệu Dự án “Trung tâm đầu mối sản xuất và phân phối lúa gạo cấp vùng tại tỉnh An Giang”.
Dự án được triển khai thực hiện trên địa bàn xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành với tổng diện tích 200 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 9.000 tỷ đồng.
Dự án hoàn toàn phù hợp với quy hoạch theo Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó xác định một trong các phương hướng phát triển nông nghiệp của ĐBSCL là “Trung tâm đầu mối ở An Giang, Đồng Tháp gắn với vùng nguyên liệu về thủy sản nước ngọt, trái cây, lúa gạo ở vùng sinh thái nước ngọt”.
Mục tiêu của dự án nhằm tối đa hóa doanh thu thông qua việc xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp từ cung ứng đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Trong đó, ở chuỗi liên kết này, có khoảng 50% đến 70% các quy trình sản xuất được thực hiện tự động thông minh.
![]() |
Thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. |
Theo ông Trần Anh Thư, Trung tâm được kỳ vọng trở thành hạt nhân của nền kinh tế nông nghiệp hiện đại ĐBSCL; thực hiện đầy đủ chức năng liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản của Vùng với vai trò dẫn dắt (về công nghệ, đào tạo, chuyển giao giải pháp…), thúc đẩy (kiến tạo các chuỗi liên kết, thu hút các nguồn lực) và hỗ trợ mạnh mẽ hoạt động kinh tế nông nghiệp toàn vùng (nâng cao giá trị gia tăng, tiêu thụ, xuất khẩu…).
Được biết, UBND tỉnh An Giang đã ban hành “Đề án Xây dựng và Phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”. Trong đó, tập trung xây dựng các vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu ổn định, hiệu quả và bền vững; phấn đấu đạt 50% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam (có 30% tổng sản lượng gạo xuất khẩu là nhóm gạo thơm và gạo đặc sản).
Đến năm 2025, ứng dụng công nghệ số cấp mã số vùng trồng theo tiêu chuẩn xuất khẩu cho khoảng 70-80% diện tích lúa chất lượng cao xuất khẩu. Tăng diện tích liên kết sản xuất, đến năm 2025 diện tích lúa sản xuất được bao tiêu đạt 200.000 - 250.000 ha với doanh nghiệp thông qua các tổ hợp tác, hợp tác xã.

-
Chấp thuận chủ trương mở rộng bến cảng Vật Cách thuộc cảng biển Hải Phòng -
Việt Nam - Singapore cụ thể hóa cơ hội hợp tác trong lĩnh vực mới -
Đề xuất hỗ trợ 8.200 tỷ đồng xây cao tốc Tân Quang - cửa khẩu Thanh Thủy -
Phú Yên phê duyệt 2,22 tỷ đồng thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư năm 2023 -
Đắk Nông: Yêu cầu quyết liệt tháo điểm nghẽn giải phóng mặt bằng các dự án -
EVFTA tạo xung lực mới cho thương mại và đầu tư Việt Nam – EU -
Những điểm tựa tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng năm 2023
-
Xây dựng thư viện lưu trữ tư liệu ngành công nghiệp khí
-
PV GAS đồng hành cùng các chương trình Mừng Đảng - Mừng Xuân
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao