
-
Vingroup vươn lên top 2 vốn hóa; thanh khoản thị trường cải thiện nhẹ
-
Thông tư 03: Gỡ thêm nút thắt trong tiến trình nâng hạng thị trường
-
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm
-
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính
-
Giá vàng thế giới ra sao nếu đàm phán Mỹ - Trung tiến triển tốt -
Áp lực chốt lời dâng cao, VN-Index vẫn đóng cửa trong sắc xanh
Cụ thể, An Phát Holdings đăng ký bán xấp xỉ 6,7 triệu cổ phiếu AAA từ ngày 2/3 đến ngày 31/3/2022.
Giao dịch này được thực hiện nhằm chuyển quyền sở hữu cổ phiếu AAA để thanh toán một phần gốc trái phiếu cho các trái chủ.
Như vậy sau giao dịch, An Phát Holdings chỉ còn nắm 48,70% vốn Nhựa An Phát Xanh (từ mức 50,75%), tương đương gần 159 triệu cổ phiếu AAA.
Ông Phạm Ánh Dương, Chủ tịch HĐQT An Phát Holdings cũng chính là Chủ tịch tại Nhựa An Phát Xanh.
![]() |
Một số chỉ số tài chính của An Phát Holdings. |
Dự kiến trong quý II/2022, Nhựa An Phát Xanh sẽ chào bán 100 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có nhu cầu (không giới hạn các cổ đông hiện hữu của công ty) với giá 12.000 đồng/cổ phiếu.
Tổng nguồn vốn doanh nghiệp này có thể thu về sau đợt phát hành là 1.200 tỷ đồng và được dùng cho 2 mục đích.
Thứ nhất, dùng 500 tỷ đồng để trả nợ vay ngắn hạn, dài hạn đến hạn trả (nợ vay ngân hàng,vay các tổ chức tín dụng; nợ trái phiếu...).
Thứ hai, 700 tỷ đồng còn lại dùng để bổ sung vốn lưu động bao gồm mua hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh (hạt nhựa các loại, phụ gia, hạt màu...) và các chi phí khác như nhân công.
Sau khi hoàn tất đợt phát hành như kế hoạch, vốn điều lệ của Nhựa An Phát Xanh sẽ tăng lên 4.264 tỷ đồng.
![]() |
Một số chỉ số tài chính của Nhựa An Phát Xanh. |
Về kết quả kinh doanh, năm ngoái, Nhựa An Phát Xanh ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 13.150 tỷ đồng và lãi ròng 323 tỷ đồng; hoàn thành lần lượt 146% kế hoạch doanh thu và 59% chỉ tiêu lợi nhuận năm.
Nguyên nhân chủ yếu khiến công ty không đạt kế hoạch lợi nhuận đã đề ra cho cả năm 2021 là do chi phí vận tải tăng khiến chi phí bán hàng cũng tăng theo.
Doanh nghiệp này đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm nay ở mức 14.100 tỷ đồng và 659 tỷ đồng, tăng lần lượt 7,2% doanh thu và 59% lợi nhuận so với năm ngoái.
Ban lãnh đạo Nhựa An Phát Xanh kỳ vọng động lực tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ đến từ mảng khu công nghiệp, biên lợi nhuận của mảng bao bì cũng được cải thiện và chi phí logistics, chi phí phòng chống dịch bệnh giảm.
Về An Phát Holdings, năm ngoái, doanh nghiệp này cũng không đạt chỉ tiêu về lợi nhuận khi lãi ròng chỉ có 237 tỷ đồng (hoàn thành 40% kế hoạch).
Năm nay, công ty mẹ của Nhựa An Phát Xanh đặt kế hoạch doanh thu 16.500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 585 tỷ đồng; tương ứng tăng 11% và 71% so với kết quả năm vừa qua.

-
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm -
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính -
Những kế hoạch cổ tức làm ấm lòng cổ đông -
Giá vàng thế giới ra sao nếu đàm phán Mỹ - Trung tiến triển tốt -
Áp lực chốt lời dâng cao, VN-Index vẫn đóng cửa trong sắc xanh -
Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi -
Tập đoàn Đua Fat chật vật trả nợ trái phiếu
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu