
-
Canada nhắm đến khối thương mại Mercosur để giảm phụ thuộc vào Mỹ
-
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật stablecoin, chuyển Tổng thống Trump ký ban hành
-
Tổng thống Trump: Mỹ đạt thỏa thuận thương mại sơ bộ với Indonesia, áp thuế quan 19%
-
Tăng trưởng quý II/2025 của Trung Quốc vượt kỳ vọng
-
Tổng thống Trump công bố mức thuế 30% đối với EU và Mexico -
Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế quan 35% đối với Canada từ ngày 1/8
![]() |
Cờ Anh được hạ xuống khỏi trụ sở Hội đồng châu Âu tại Brussels ngày 31/1. Ảnh: AFP |
Anh rời EU lúc 11h đêm 31/1, sau 47 năm “hội nhập” châu lục theo dự án “Hậu Thế chiến thứ hai” nhằm xây dựng các quốc gia bị tàn phá ở châu Âu thành một thế lực toàn cầu.
Ngay tại Quốc hội Anh, những người ủng hộ Brexit vẫy cờ trước chiến thắng Brexit với cảm xúc trộn lẫn vui mừng với hoài niệm, lòng yêu nước và sự bất chấp. Họ đồng thanh ca vang Quốc ca Anh.
"Chiến tranh đã kết thúc: chúng tôi đã chiến thắng. Đây là khoảnh khắc quan trọng nhất trong lịch sử hiện đại của nước Anh vĩ đại của chúng ta", Nigel Farage, trưởng một nhóm vận động ủng hộ Brexit nói.
Từng được coi là giấc mơ không tưởng của các chính khách Anh và châu Âu, Brexit đã làm suy yếu EU, nhưng đây cũng là cơ hội để EU hàn gắn sức mạnh trong hòa bình sau thời gian dài xung đột.
Brexit cuối cùng đã được hoàn tất sau 3 năm rưỡi tranh cãi và những bất ổn kể từ sau cuộc trưng cầu dân ý về Brexit năm 2016. Đêm 31/1, những người ủng hộ Brexit vẫy cờ hân hoan với sự tự do dưới mưa, còn nhiều người khác lại tỏ ra thờ ơ.
"Đối với nhiều người, đây là một khoảnh khắc hy vọng đáng kinh ngạc, một khoảnh khắc mà họ nghĩ sẽ không bao giờ đến", Thủ tướng Anh Boris Johnson nói. Ông Johnson có mặt trong lễ ăn mừng ở phố Downing với rượu vang và các món canapé đặc trưng, gồm phô mai xanh Shropshire và bánh pudding Yorkshire với thịt bò và cải ngựa.
Các nhà lãnh đạo quyền lực của EU như Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron xem Brexit là khoảnh khắc buồn và là bước ngoặt đối với châu Âu. EU cảnh báo rằng Brexit là phương án tệ hơn so với ở lại.
Tại trụ sở EU ở Brussels, cờ Anh đã bị hạ xuống. Tuy nhiên, sẽ không có nhiều thay đổi tức khắc sau Brexit bởi Anh có giai đoạn chuyển tiếp với vai trò thành viên EU cho đến cuối năm 2020.
Chưa rõ là cơ hội lịch sử hay một sai lầm nghiêm trọng, nhưng Brexit đã khiến quan điểm của Anh lâu nay bị đảo lộn trong bối cảnh thế giới vật lộn với sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự chia rẽ sâu sắc nhất của phương Tây kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 và nhiều nước Liên Xô sau đó gia nhập EU.
Có quan điểm cho rằng Brexit làm suy yếu EU. Sự ra đi của Anh sẽ khiến kinh tế EU sụt giảm 15%, mất đi trung tâm tài chính quốc tế như London.
Đối với những người đề xướng, Brexit lại là "Ngày độc lập" và hy vọng đây là cơ hội để cải cách và định hình lại nước Anh, đưa nước Anh vượt lên trên các đối thủ châu Âu.

-
Canada nhắm đến khối thương mại Mercosur để giảm phụ thuộc vào Mỹ -
Lạm phát lõi của Nhật Bản hạ nhiệt trong tháng 6 -
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật stablecoin, chuyển Tổng thống Trump ký ban hành -
Thuế quan đè nặng xuất khẩu của Nhật Bản, làm dấy lên nỗi lo suy thoái kinh tế -
Từ Didi đến DeepSeek, nhà đầu tư nước ngoài đang trở lại thị trường Trung Quốc -
Thị trường dầu lửa: Cân bằng mong manh giữa nhu cầu và cung -
Tác động từ thuế quan khiến CPI tháng 6/2025 của Mỹ tăng trở lại
-
1 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
2 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
3 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
4 Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển