
-
Tìm đơn hàng ở thị trường mới để ứng phó rủi ro
-
Bộ Công thương và Central Retail thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt
-
Thái Bình thành lập tổ công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
-
Giá xăng đã tăng hơn 400 đồng/lít
-
Hơn 350 doanh nghiệp tham gia Triển lãm thiết bị thông minh 2025 -
Camera AI MobiFone: Giải pháp giám sát thông minh, an toàn cho mọi gia đình
[Ảnh] “Thủ phủ” vàng mã nhộn nhịp chuẩn bị cho Tết Nhâm Dần
Cận Tết Nguyên Đán, ngôi làng vàng mã lâu đời Phúc Am (Thường Tín, Hà Nội) tất bật chạy đua để kịp hoàn thành các đơn hàng phục vụ nhu cầu của người dân.
TIN LIÊN QUAN
![]() |
Làng nghề Phúc Am (Duyên Thái,Thường Tín, Hà Nội) nổi tiếng là thủ phủ sản xuất vàng mã hàng đầu tại miền Bắc. Mỗi năm vào các dịp cận Tết, những hộ dân trong làng lại hối hả chuẩn bị cho công đoạn sản xuất phục vụ nhu cầu của người dân. |
![]() |
Bà Vũ Thị Hoa (Hộ sản xuất vàng mã tại Phúc Am) cho biết: “Chúng tôi hầu như phải tự chuẩn bị các hoa văn, hoạ tiết sau đó dán lại bằng tay. Hồ dán sử dụng làm từ củ sắn theo công thức gia truyền, vừa chắc chắn lại vừa tiết kiệm chi phí”. |
![]() |
Cũng theo bà Hoa, trung bình một ngày dán thủ công dao động trên 1000 viên vàng. Bà chia sẻ: “Thời điểm giáp Tết là thời điểm mà các hộ trong làng bận rộn nhất, do đó hầu như phải huy động hết các thành viên trong gia đình và nhân công bắt tay vào làm để kịp đưa hàng ra thị trường”. |
![]() |
Được biết, một hình nhân dao động từ 20.000-40.000 đồng/hình nhân. Một bộ ông Công ông Táo được bán ra thị trường với giá từ 50.000-80.000 đồng/bộ tuỳ vào các thiết kế, chất liệu khác nhau. |
![]() |
Cơ sở sản xuất của ông Phùng Quyết Thắng (trưởng thôn xã Phúc Am) cũng đang hối hả chuẩn bị hàng cho kịp tiến độ. |
![]() |
Đa số các sản phẩm tại đây đều thuộc hàng cỡ lớn, được làm thủ công, thực hiện các bước rất chau chuốt và tỉ mỉ. |
![]() |
Các sản phẩm hiện đang trong quá trình phơi khô, hoàn thiện và sẽ được các khách đã đặt đến lấy. |
![]() |
Chị Huyền (Huyền Mã - Hộ sản xuất có tiếng tại Phúc Am) cho hay: “Gia đình tôi chuyên làm hình nộm đàn mã Tứ Phủ, thời gian hoàn thành sản phẩm dao động từ 4-5 ngày. Thời điểm 3 tháng đầu năm Âm lịch là thời điểm phải đẩy nhanh tiến độ vì đó là thời điểm người dân đi lễ, cầu xin tài lộc, may mắn. Làm mã có rất nhiều các công đoạn khác nhau, mất thời gian chuẩn bị là chủ yếu” - chị chia sẻ. |
![]() |
Theo nhân công của xưởng Huyền Mã, trung bình một ngày sản xuất được khoảng 15 con ngựa. |
![]() |
Sản phẩm vàng mã ngựa, voi cúng tế xuất hiện nhiều nhất trong các hộ gia đình. Đây là dòng sản phẩm mang lại nhiều kinh tế cho các hộ sản xuất vàng mã. Chị Huyền bộc bạch: “Mặc dụ bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh nhưng những sản phẩm vàng mã vẫn phải giữ nguyên giá thị trường để đảm bảo tính cạnh tranh, tuy nhiên lãi cũng vì thế mà ít hơn các năm trước”. |
![]() |
Xưởng Huyền Mã (Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội) |
![]() |
Các hộ dân nơi đây cho biết vào những ngày giáp Tết, có hàng trăm xe máy, ô tô nối đuôi nhau chở hàng đi tiêu thụ. |
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư
-
Doanh nghiệp thuỷ sản kiến nghị khơi thông nguồn nguyên liệu trong nước -
Bộ Công thương và Central Retail thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt -
Thái Bình thành lập tổ công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả -
Giá xăng đã tăng hơn 400 đồng/lít -
Bắc Giang tiếp tục dẫn đầu cả nước về xuất khẩu vải thiều -
Giá xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ từ 15h chiều 15/5/2025 -
Ra mắt Techcombank Private Lounge - phòng chờ đẳng cấp tại sân bay Nội Bài
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao