
-
Thêm 42,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ được huy động trong tháng 4
-
Vinpearl trở lại sàn HoSE vào 13/5, định giá gần 5 tỷ USD
-
Bộ Tài chính tập trung triển khai các giải pháp lớn để nâng hạng thị trường chứng khoán
-
F88 chính thức trở thành công ty đại chúng
-
Đường Mặt Trời phát hành thêm 250 tỷ đồng trái phiếu trong ngày đáo hạn lô cũ -
F88: Doanh thu, lợi nhuận và chất lượng tài sản cải thiện ấn tượng ngay quý I/2025
Số liệu từ FiinTrade cho biết, dòng tiền phải trả từ trái phiếu dự kiến hơn 17,9 nghìn tỷ đồng trong tháng 5/2025, tăng mạnh so với tháng 4.
Chủ yếu tập trung ở bất động sản và bán lẻ
Áp lực thanh toán nợ gốc trái phiếu tăng đáng chú ý ở nhóm phi ngân hàng. Cụ thể, trong tháng 5/2025, tổng giá trị gốc trái phiếu doanh nghiệp đến hạn thanh toán của nhóm phi Ngân hàng ước đạt 11,4 nghìn tỷ đồng, tăng gấp đôi so với mức 5,3 nghìn tỷ đồng của tháng 4, nhưng giảm nhẹ so với tháng 3 (13 nghìn tỷ đồng).
Nhóm bất động sản dự kiến có khoảng 3,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong tháng 5, chiếm 31% tổng giá trị đáo hạn toàn thị trường trong tháng và tăng 20,3% so với ước tính của tháng 4. Một số tổ chức phát hành có trái phiếu đến hạn trong tháng gồm Địa ốc Phú Long (1,4 nghìn tỷ đồng), Kinh doanh Nhà Sunshine (1,1 nghìn tỷ đồng), Sunbay Ninh Thuận (855 tỷ đồng).
Ở nhóm Bán lẻ, dự kiến sẽ có 3.000 tỷ đồng gốc trái phiếu sẽ đến hạn thanh toán tháng 5/2025 và toàn bộ thuộc về Wincommerce. Sau khi tất toán các lô trái phiếu đến hạn này, Wincommerce sẽ không còn dư nợ trái phiếu.
Tổng nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp đến hạn thanh toán ở nhóm Phi ngân hàng trong quý II/2025 dự kiến khoảng 24,4 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6% so với quý I. Áp lực đáo hạn ở nhóm Phi ngân hàng dự kiến đạt đỉnh vào quý III/2025.
FiinTrade cho biết, nhờ động thái tích cực mua lại trước hạn trái phiếu doanh nghiệp gần đây, giá trị gốc trái phiếu dự kiến đáo hạn năm 2025 của nhóm phi ngân hàng giảm nhẹ còn 159,8 nghìn tỷ đồng so với ước tính đầu năm là 171,9 nghìn tỷ đồng.
Về dòng tiền trả lãi, lãi phải trả dự kiến toàn thị trường trong tháng 5/2025 tăng 48% so với tháng 4/2025.
Dòng tiền thanh toán lãi trái phiếu của nhóm phi Ngân hàng trong tháng này ước khoảng 5.000 tỷ đồng, cao hơn mức trung bình 4 tháng đầu năm (khoảng 4,3 nghìn tỷ đồng/tháng).
Bất động sản tiếp tục là nhóm ngành chiếm tỷ trọng cao, chiếm 39% tổng giá trị lãi phải trả toàn thị trường. Ngoài ra, ngành Xây dựng & Vật liệu, Tiện ích, Du lịch và Giải trí cũng ghi nhận dòng tiền trả lãi đáng kể trong tháng, tuy nhiên sẽ thấp hơn đáng kể so với Bất động sản.
Trong quý II/2025, tổng giá trị lãi trái phiếu dự kiến đến hạn thanh toán của nhóm phi ngân hàng khoảng 16,2 nghìn tỷ đồng, tăng so với mức 13,5 nghìn tỷ ở quý I và tập trung vào tháng 6 (7,3 nghìn tỷ đồng).
Áp lực trả lãi dự kiến ở mức cao trong quý III/2025, lên tới 17,9 nghìn tỷ đồng, phần lớn ở ngành Bất động sản, Du lịch và giải trí, Dịch vụ tài chính, Xây dựng và vật liệu.
Trái phiếu chứng khoán độc chiếm phát hành nhóm phi ngân hàng
Trước đó, trong quý I/2025, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt gần 22,8 nghìn tỷ đồng, giảm mạnh 85,6% so với quý IV/2024 và giảm 21% so với quý I/2024.
FiinTrade cho biết, việc sụt giảm này có nguyên nhân chủ yếu là yếu tố mùa vụ (nghỉ Tết) cùng với các quy định chặt chẽ hơn đối với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo Luật Chứng khoán sửa đổi 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025) và Thông tư 76/2024/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 25/12/2024).
Lũy kế quý I/2025, phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng đạt gần 20,8 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 3,3 lần so với quý trước và tăng 51,6% so với cùng kỳ, đánh dấu mức phát hành công chúng cao nhất theo quý trong 5 năm qua. Ngược lại, phát hành riêng lẻ ở mức khiêm tốn, chỉ đạt 2 nghìn tỷ đồng trong tháng 3 (thuộc về ACB và Công ty chứng khoán Rồng Việt), giảm mạnh 81% so với cùng kỳ. Đây đồng thời là tháng đầu tiên có phát hành riêng lẻ trong năm 2025.
Lũy kế quý I/2025, giá trị phát hành trái phiếu của các Ngân hàng đạt gần 17 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh 235,7% so với quý I/2024. Còn ở nhóm phi ngân hàng, tổng giá trị phát hành trong quý đạt 5,8 nghìn tỷ đồng, đánh dấu mức thấp kỷ lục của nhóm từ trước đến nay. Trước đó vào quý IV/2024, nhóm phi Ngân hàng huy động hơn 80 nghìn tỷ đồng qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, vượt xa mức bình quân 3 quý trước đó (30,2 nghìn tỷ đồng).
Điểm đáng lưu ý trong tháng 3 là ngoại trừ ngành Chứng khoán, không có bất kỳ ngành nào khác thuộc nhóm phi ngân hàng thực hiện phát hành trái phiếu.
Đặc biệt, sự vắng mặt hoàn toàn của ngành Bất động sản – vốn từng chiếm tỷ trọng lớn trong các kỳ trước – tiếp tục cho thấy áp lực và khó khăn trong việc huy động vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp ở nhóm này.
Toàn bộ giá trị phát hành mới trong tháng 3 và quý I/2025 của nhóm phi Ngân hàng đều thuộc về ngành Dịch vụ tài chính, cụ thể là các Công ty chứng khoán.
Sau lô trái phiếu được phát hành công chúng bởi DNSE hồi tháng 1, thị trường lại tiếp tục ghi nhận thêm đợt phát hành ra công chúng từ Chứng khoán VPS với giá trị phát hành đạt 5 nghìn tỷ đồng và phát hành riêng lẻ đến từ CTCK Rồng Việt (VDS) với giá trị phát hành 500 tỷ đồng trong tháng 3, kỳ hạn 1 – 2 năm và lãi suất coupon bình quân 8,3%/năm.

-
Áp lực lớn phải trả gốc lãi trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 5 -
VN-Index dao động quanh vùng 1.240 điểm -
F88 chính thức trở thành công ty đại chúng -
Đường Mặt Trời phát hành thêm 250 tỷ đồng trái phiếu trong ngày đáo hạn lô cũ -
F88: Doanh thu, lợi nhuận và chất lượng tài sản cải thiện ấn tượng ngay quý I/2025 -
Vàng tăng 3,5 triệu đồng/lượng trước sức nóng trở lại của vàng thế giới -
Thành công go-live hệ thống KRX: Kết nối thông suốt, vận hành ổn định và an toàn
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư