-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
1. Cho đến giờ, ông Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, thành viên Ban Thư ký APEC 2017 vẫn cảm thấy có chút tiếc nuối khi đánh giá về Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2017 (Vietnam Business Summit -VBS).
Là sáng kiến của chủ nhà APEC 2017, được tổ chức ngay trước Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2017 (APEC CEO Summit 2017), VBS 2017 đã thu hút hơn 3.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt, lãnh đạo các bộ, ngành, 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam cũng đã có mặt.
Doanh nghiệp Việt Nam không chỉ tham dự, có mặt tại các sự kiện, mà còn là một bàn tay làm nên thành công của APEC 2017, cùng với Chính phủ. Trong ảnh: Cung Hội nghị Ariyana (Đà Nẵng) trong Tuần lễ Cấp cao APEC 2017. |
“Giá như chúng ta mạnh dạn dịch nguyên nghĩa thông điệp chính của Hội nghị, đó là Việt Nam: We means business - Việt Nam có nghĩa là kinh doanh. Thông điệp này rất hay, thẳng thắn và hợp thời hơn rất nhiều chủ đề đã chọn là Việt Nam - Đối tác kinh doanh tin cậy”, ông Thành chia sẻ.
Được chọn là tư vấn cho sự kiện do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, ông Thành có cơ hội chứng kiến những vận động đằng sau, từ lúc lên ý tưởng đến khi tổ chức.
Ông cũng là người điều hành phiên đầu tiên về môi trường kinh doanh Việt Nam, là người đặt câu hỏi “Tại sao Việt Nam” cho các CEO và các tổ chức quốc tế khi nhận được kết quả khảo sát Việt Nam đứng đầu Top 10 địa điểm thu hút đầu tư do Công ty Kiểm toán PwC thực hiện với các lãnh đạo doanh nghiệp APEC năm 2017.
“Họ đã nói Việt Nam là đất nước trẻ, đầy sức sống. Là Việt Nam, vì đây là môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng cải thiện. Là Việt Nam bởi chơi với Việt Nam là kết nối với thế giới. Và Việt Nam có nghĩa là kinh doanh”, ông Thành kể lại.
Sự nuối tiếc của ông Thành ở chỗ, thông điệp Việt Nam nghĩa là kinh doanh dường như đã đến được các chính khách, nhà ngoại giao, lãnh đạo các tập đoàn nước ngoài; nhưng có thể chưa thực sự ở bên trong chính những người Việt Nam, nhất là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương - những người sẽ trực tiếp hiện thực hóa cam kết, đề xuất và thực thi chính sách để tận dụng tối đa cơ hội APEC 2017 mang đến cho Việt Nam. Chính tâm lý này đã khiến những người tổ chức VBS e dè khi trình duyệt những thông điệp mang tính đột phá, nhưng cũng có thể sẽ là rào cản cho các ý tưởng cải cách tới đây.
Không phải bây giờ ông Thành mới nhắc tới chuyện này. Năm ngoái, khi viết báo cáo 10 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ông đã nhận thấy các lấn cấn sau các báo cáo thực hiện cam kết WTO của các bộ, ngành, địa phương.
“Ý thức thực hiện đúng cam kết rất rõ, tưởng như là đúng, nhưng chưa đủ vì vẫn đầy bóng dáng của việc cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Việt Nam sẽ thực sự là kinh doanh khi các nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính hay tuân thủ các cam kết là việc làm tự thân của từng bộ phận trong nền kinh tế”, ông Thành nói.
- Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI
2. Trong buổi tổng kết các hoạt động APEC 2017 của VCCI, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Cố vấn cao cấp Ban Thư ký APEC Việt Nam 2017 đã không giấu tâm trạng nghi ngại khi hàng loạt đầu việc quan trọng được ghi tên người thực hiện là doanh nghiệp. Thậm chí, sau vài lần kiểm tra đầu tiên các công trình phục vụ APEC, phương án dự phòng được xây dựng.
Sự bất an còn diễn ra ngay trong Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng, khi cơn bão Damrey phá hỏng khá nhiều công trình ngoài trời phục vụ sự kiện. Nhưng, mọi việc đã hoàn tất với sự hài lòng mà bà nói là 200%. “Tôi là người làm ngoại giao, vẫn nghĩ điểm nghẽn là sự tham gia của địa phương và doanh nghiệp trong nhiều sự kiện chính trị - ngoại giao lớn. Nhưng lần này, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ tham dự, có mặt, mà còn là một bàn tay làm nên thành công của APEC 2017, cùng với Chính phủ”, bà Nga nói.
Nhưng, có thể bà Nga chưa tính tới bài toán mà các doanh nghiệp đang phải đau đầu, đó là việc sử dụng các công trình phục vụ APEC 2017 khi sự kiện đã thành công tốt đẹp. Nhìn lại các công trình phục vụ APEC 2006, bài toán này không dễ giải. Chỉ riêng Cung Hội nghị Ariyana (Đà Nẵng), nơi diễn ra các sự kiện chính của Tuần lễ APEC 2017, khoản đầu tư đã rất lớn, lên tới 350 tỷ đồng của Tập đoàn Sovico...
Tất nhiên, đây là chuyện kinh doanh của doanh nghiệp và cũng không phải chỉ của riêng Sovico. Hơn thế, với sự xuất hiện của hàng ngàn CEO hàng đầu thế giới, khu vực tại Tuần lễ APEC 2017, giới kinh doanh Việt sẽ không bỏ qua cơ hội quảng bá, kết nối đầu tư - kinh doanh.
Nhưng, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, người giữ vai trò tổ chức VBS 2017 và Chủ tịch APEC CEO Summit 2017 muốn nhắc tới vai trò đang rõ nét hơn của doanh nghiệp trong các sự kiện của Chính phủ.
“Tôi muốn nói đến sự sẵn sàng của doanh nghiệp với việc chuyển giao các dịch vụ công, các hoạt động mà Nhà nước không nhất thiết phải trực tiếp làm. Đã đến lúc phải đặt nhiều hơn nữa niềm tin vào doanh nghiệp tư nhân Việt Nam”, ông Lộc nói.
3. TS. Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore) có lẽ là một trong những người “hưởng lợi” trực tiếp và nhanh nhất từ APEC 2017. Ông đã kể với ông Vũ Tiến Lộc về việc nhiều doanh nghiệp đã tìm đến ông, xin tư vấn cách làm ăn với Việt Nam.
Rõ ràng, thách thức của việc tổ chức sự kiện với không gian 5.000 người không còn một chỗ trống của Cung Hội nghị Ariyana trong các sự kiện APEC CEO Summit 2017 hay VBS 2017 trở nên nhỏ hơn nhiều so với những thách thức mà các doanh nghiệp Việt sẽ phải đối mặt tới đây, để tận dụng cơ hội đang mở ra rất lớn, nhiều khi không giới hạn, nhưng lại không phải dễ đón nhận. Bởi, cho dù thế nào, khoảng cách giữa doanh nghiệp Việt Nam và thế giới vẫn không nhỏ.
Ông Lộc nói, về phía doanh nghiệp, các sáng kiến đã được đề xuất, đó là việc xây dựng mạng lưới khởi nghiệp APEC, mạng lưới doanh nhân nữ APEC... để đẩy nhanh các cam kết đã được nhà lãnh đạo APEC thống nhất.
Cũng phải nói thêm, chủ đề của APEC 2017 mà Việt Nam đưa ra là “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” với 4 ưu tiên đã nhận được sự đồng thuận cao của tất cả nền kinh tế thành viên. Giới phân tích kinh tế nhìn thấy trong đó nhiều vấn đề mà khu vực, các nền kinh tế đang phải vật lộn: tăng trưởng thiếu bền vững, sự phân hoá giàu - nghèo, tình trạng thất nghiệp, sức sống chưa đủ cao của các doanh nghiệp siêu nhỏ...
Nhưng quan trọng hơn, theo ông Thành, chủ nhà Việt Nam đã đẩy ý nghĩa APEC là kinh doanh lên cao, với sự kêu gọi thành công các doanh nghiệp lớn tham gia. APEC CEO Summit 2017 là hội nghị lớn nhất từ trước tới nay trong lịch sử sự kiện này. Đây là lý do mà nhiều chính khách, trong đó phải nói đến sự xuất hiện của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình... chọn APEC CEO Summit 2017 để thể hiện quan điểm về kinh tế, về hội nhập...
Tất nhiên, luật chơi của APEC là không ràng buộc, mọi tuyên bố đều phải đồng thuận, cơ chế hoạt động là diễn đàn..., nhưng với Việt Nam, hiện thực hóa cơ hội là cuộc chơi thật, cần phải làm ngay rất nhiều việc.
Nhưng, việc cần làm ngay lại không có gì quá mới. Theo ông Thành, đó là thực hiện các cải cách đã được đặt ra khá rõ trong Báo cáo 2035 hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Thế giới phối hợp hoàn thành. Điều lo ngại của ông và cũng của nhiều người là cách làm.
“Việc cần làm ngay lúc này là đặt lên bàn các nhiệm vụ, chọn ưu tiên theo nguyên tắc tận dụng hiệu quả nguồn lực và quan trọng là không để doanh nghiệp tư nhân ở bên ngoài các kế hoạch cải cách, hội nhập của nền kinh tế...”, ông Thành nói.
-
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025