Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 21 tháng 12 năm 2024,
Australia điều chỉnh biên độ phá giá sơ bộ với nhôm ép của Việt Nam
Thế Hoàng - 24/03/2017 21:08
 
Đối với Việt Nam, biên độ phá giá sơ bộ đối với các bị đơn hợp tác trong quá trình điều tra là từ 6,9% đến 17,5%, so với mức trước đây là từ 8,5% đến 13,9%. Biên độ phá giá cho các bị đơn không hợp tác là 34,9%.

Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) xác nhận, Ủy ban Chống bán phá giá Australia (ADC) đã ban hành Thông báo về việc điều chỉnh biên độ phá giá sơ bộ, từ đó thay đổi thuế tạm nộp đối với sản phẩm nhôm ép nhập khẩu từ Malaysia và Việt Nam.

Trước đó ngày 17/10/2016, ADC đã ban hành kết luận sơ bộ khẳng định có bán phá giá trong cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp nhôm ép (mã HS: 7604.10.00, 7604.21.00, 7604.29.00, 7608.10.00, 7608.20.00, 7610.10.00, và 7610.90.00) nhập khẩu từ Malaysia và Việt Nam.

Cụ thể,  ADC thay đổi biên độ phá giá sơ bộ đối với các bị đơn hợp tác trong quá trình điều tra là từ 6,9% đến 17,5%, so với mức trước đây là từ 8,5% đến 13,9%.

Biên độ phá giá cho các bị đơn không hợp tác là 34,9%, tăng nhẹ so với kết quả trước đây là 34,2%.

ADC thay đổi biên độ phá giá sơ bộ đối với các bị đơn hợp tác trong quá trình điều tra là từ 6.9% đến 17.5%, so với mức trước đây là từ 8.5% đến 13.9%.
ADC thay đổi biên độ phá giá sơ bộ đối với các bị đơn hợp tác trong quá trình điều tra là từ 6.9% đến 17.5%, so với mức trước đây là từ 8.5% đến 13.9%.

Đối với Malaysia, các bị đơn hợp tác trong quá trình điều tra đều nhận biên độ phá giá là 0%, giảm mạnh so với kết quả trước đây là từ -4,3% đến 13,2%. Biên độ phá giá cho các bị đơn không hợp tác cũng giảm còn 12,4% so với mức trước đây là 14,5%.

Mức thuế tạm nộp nêu trên có hiệu lực từ ngày 23/3/2017 nhằm đảm bảo ngăn chặn thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước của Australia trong khi vụ việc điều tra đang được tiến hành cho đến khi ADC ban hành kết luận cuối cùng.

Mức thuế tạm nộp được thu dưới hình thức kết hợp giữa thuế suất cố định và thuế thay đổi (combination of fixed and variable duty method), trong đó thuế suất cố định là mức % đã nêu ở trên và thuế thay đổi là phần thuế chênh lệch thu thêm nếu giá xuất khẩu thực tế của giao dịch thấp hơn giá xuất khẩu xác định để tính biên độ phá giá.

Cũng theo Thông báo trên, ADC vẫn chưa đưa ra kết luận sơ bộ về điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm này do chưa có đủ cơ sở.

ADC cho biết sẽ tiếp tục gia hạn thời gian công bố Dữ kiện trọng yếu (SEF) cho cuộc điều tra này tới ngày 9/4/2017. Theo đó, báo cáo cuối cùng của cuộc điều tra dự kiến sẽ được trình lên Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Đổi mới và Khoa học Australia trước hoặc vào ngày 24/5/2017 để ra quyết định cuối cùng.

Được biết, tháng 6/2016, Công ty Capral Limited, một nhà sản xuất sản phẩm nhôm ép của Australia (nguyên đơn) đã gửi đơn kiện lên ADC đề nghị khởi xướng điều tra vụ việc này.

Tháng 8/2016, ADC đã chính thức khởi xướng điều tra. ADC cũng đã tiến hành thẩm tra tại chỗ đối với doanh nghiệp bị đơn bắt buộc của Việt Nam vào cuối tháng 10/2016. 

Trung tuần tháng 10/2016, Ủy ban Chống bán phá giá Australia (ADC) đã công bố kết luận sơ bộ khẳng định có bán phá giá trong cuộc điều tra chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) sản nhôm ép (mã HS: 7604.10.00, 7604.21.00, 7604.29.00, 7608.10.00, 7608.20.00, 7610.10.00, và 7610.90.00) nhập khẩu từ Malaysia và Việt Nam (ADC chưa có kết luận sơ bộ đối với điều tra chống trợ cấp).

Theo đó, Ủy ban Chống bán phá giá Australia sơ bộ kết luận rằng các nhà sản xuất/xuất khẩu của Việt Nam bán phá giá với biên độ từ 8,5% đến 34,2%; của Malaysia từ -4,3% đến 14,5%.

Nhôm ép Việt Nam bị khởi kiện tại Australia
Uỷ ban Chống bán phá giá (Bộ Công nghiệp, Đổi mới và Khoa học) Australia đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (AD) và...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư