
-
Quản chặt nguyên liệu làm hàng xuất khẩu
-
Thời cơ chín muồi để nhìn lại mô hình tăng trưởng ngành gỗ
-
"Kích hoạt" biện pháp phòng vệ thương mại với thép nhập khẩu
-
FPT Long Châu được vinh danh tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025
-
Hải Phòng đề xuất thí điểm hỗ trợ không hoàn lại cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo -
Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2025
Cùng bị khởi xướng điều tra trong vụ việc này còn có sản phẩm nhôm ép của Malaysia.
Trước đó, ngày 27/6/2016, Công ty Capral Limited, một nhà sản xuất sản phẩm nhôm ép của Australia đã gửi Đơn lên Uỷ ban Chống bán phá giá Australia yêu cầu điều tra áp thuế chống bán phá giá (AD) và thuế chống trợ cấp (CVD) đối với sản phẩm “nhôm ép” nhập khẩu từ Malaysia và Việt Nam thuộc Mã HS: 7604.10.00, 7604.21.00, 7604.29.00, 7608.10.00, 7608.20.00, 7610.10.00, và 7610.90.00.
Giai đoạn điều tra phá giá và trợ cấp từ 1/7/2015 – 30/6/2016. Biên độ phá giá bị cáo buộc: 10,19%
![]() |
Nhôm ép của Việt Nam đã bị Australia đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (AD) lẫn chống trợ cấp (CVD) |
Công ty Capral Limited, nguyên đơn của vụ việc cáo buộc sản phẩm bị điều tra đã bán phá giá và nhận được trợ cấp có thể đối kháng và do đó đã gây thiệt hại cho ngành sản xuất của Australia dưới dạng: kìm giá, giảm lợi nhuận, giảm lợi tức đầu tư, tăng hàng tồn kho
Hiện sản phẩm đang được xuất khẩu từ Malaysia, Việt Nam sang Australia với mức thuế hải quan 5%
Đây là vụ kiện kép đồng thời 2 biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp lần thứ 6 đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua kể từ năm 2009, các sản phẩm bị điều tra kép trước đây của Việt Nam là túi PE, ống thép hàn cac-bon, mắc áo bằng thép, ống thép dẫn dầu OCTG và đinh thép.
Quyết định tạm thời về vụ việc có thể được ban hành sau 60 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra, nếu cơ quan điều tra nhận thấy có đủ bằng chứng để ban hành một thông báo áp thuế chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp.
Với Quyết định tạm thời về vụ việ được ban hành, Australia có thể áp dụng biện pháp tạm thời, bao gồm việc áp dụng biện pháp bảo mật, đối với thuế chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp có thể phải trả của hàng hoá nhập khẩu.
Trường hợp Quyết định tạm thời về vụ việc không được ban hành sau 60 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra, cơ quan điều tra sẽ ban hành một bản báo cáo trong đó giải thích lý do tại sao không ban hành.
Một bản công bố về các dữ liệu chủ yếu sẽ được ban hành vào ngày 05/12/2016, hoặc muộn hơn nếu được người có thẩm quyền (Parliamentary Secretary) cho phép. Bản công bố này sẽ đưa ra các dữ kiện mà theo đó cơ quan điều tra đã dựa vào để đưa ra khuyến nghị về vụ việc. Các bên liên quan có thể nộp bản bình luận về Bản công bố này trong vòng 20 ngày kể từ ngày ban hành.

-
"Kích hoạt" biện pháp phòng vệ thương mại với thép nhập khẩu -
FPT Long Châu được vinh danh tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025 -
Hải Phòng đề xuất thí điểm hỗ trợ không hoàn lại cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo -
Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2025 -
“Cách mạng thanh toán” cho người mua căn hộ The Gió Riverside -
Hà Nội triển khai mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp -
Ngành xi măng phải chuyển đổi kép để tồn tại và phát triển bền vững
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội
-
Cơ hội sở hữu bất động sản vàng trong tầm tay tại Kita Airport City
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Du lịch - Khách sạn - Resort
-
FPT trở thành đối tác công nghệ của đội bóng hàng đầu giải Ngoại hạng Anh
-
Đột phá chuyển đổi xanh tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025