Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Bamboo Capital dồn vốn cho các ngành thời thượng
Hồng Phúc - 27/06/2018 15:27
 
Doanh thu năm 2019 của Công ty cổ phần Bamboo Capital (mã: BCG) dự kiến cán mốc 4.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 500 tỷ đồng, gấp gần 6 lần năm 2018. Động lực tăng trưởng của Công ty đến từ 3 mảng thời thượng là bất động sản, hạ tầng và năng lượng tái tạo.

Chuyển hướng đầu tư

Bamboo Capital là công ty chuyên thực hiện các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A), sau đó tái cấu trúc và thoái vốn tại các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực. Sáng lập, Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital là ông Nguyễn Hồ Nam, cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín. 

Năm 2011, ông Nam cùng một số cá nhân thành lập Công ty cổ phần Thủ Phủ Tre, với 2 lĩnh vực kinh doanh chính là dịch vụ ngân hàng đầu tư (huy động vốn, tái cấu trúc, M&A...) và tư vấn, cung cấp giải pháp (quản lý dự án và xây dựng trung tâm phân tích dữ liệu). 4 năm sau, Công ty được chuyển thành Bamboo Capital, mở rộng thêm 2 mảng: hoạt động thương mại (phân bón, thức ăn gia súc, sản phẩm nông nghiệp) và đầu tư M&A doanh nghiệp

Bamboo Capital trở thành một công ty đa ngành từ ô tô, khai thác chế biến gỗ, khoáng sản..., với 15 công ty thành viên và công ty liên kết. Sau 7 năm thành lập, Bamboo Capital thu lợi nhuận từ các khoản đầu tư tài chính vào một số công ty để “nuôi” mảng bất động sản và năng lượng tái tạo. Đây là 2 trong 3 mảng quan trọng nhất trong chiến lược trung và dài hạn của Công ty kể từ sau năm 2020 (mảng còn lại là hạ tầng). 

Ông Phạm Minh Tuấn, thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc Bamboo Capital cho biết, Công ty mất 3-5 năm để hoàn thành quá trình tái cấu trúc một doanh nghiệp. Mua đi, bán lại là con đường kinh doanh quan trọng nhất mà Bamboo Capital theo đuổi trong giai đoạn 2011-2017. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận thấp của mảng sản xuất và thương mại này khiến Công ty chuyển hướng đầu tư vào bất động sản cũng như ngành “thời thượng” là năng lượng tái tạo.

Ông Tuấn khẳng định, Bamboo Capital sẽ tiếp tục thoái vốn tại các công ty đã M&A trong giai đoạn trước. Năm 2017, Bamboo Capital đã rút vốn tại Công ty Thành Vũ Tây Ninh, Công ty Ô tô 1-5, Vinacafe Đà Lạt, Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Phú Thuận... Nguồn vốn thu từ thoái vốn được Bamboo Capital đầu tư vào các dự án bất động sản và năng lượng tái tạo.

Rót vốn vào hạ tầng, bất động sản và năng lượng tái tạo

Năm 2017, Bamboo Capital đạt doanh thu thuần 1.991 tỷ đồng, vượt 12% kế hoạch, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ 59,67 tỷ đồng, giảm gần 4% so với năm 2016. “Công ty sử dụng đòn bẩy để rót vốn đầu tư vào phát triển các dự án hạ tầng và bất động sản, dẫn đến doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty mẹ giảm, đồng thời chi phí lãi vay tăng mạnh (tăng 34% so với năm 2016 - PV)”, ông Nguyễn Thế Tài, Phó chủ tịch HĐQT Công ty lý giải.

Trong năm 2017, tổng tài sản của Bamboo Capital giảm hơn 900 tỷ đồng so với cuối năm 2016, còn 3.548 tỷ đồng và vốn điều lệ vẫn giữ mức 1.080 tỷ đồng. Cùng với đó, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn của Bamboo Capital giảm lần lượt từ 900 tỷ đồng xuống 50 tỷ đồng và 1.638 tỷ đồng còn 820 tỷ đồng.

Ban lãnh đạo Công ty cho biết, đã được Bộ Công thương phê duyệt bổ sung quy hoạch 2 dự án năng lượng mặt trời với công suất 40 MW và 100 MW tại Long An. Từ năm 2020 trở đi, doanh thu của Bamboo Capital sẽ chủ yếu đến từ các dự án năng lượng mặt trời sau khi bán điện thương phẩm cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Ngoài ra, Ban lãnh đạo Bamboo Capital đang thực hiện chiến lược làm mới cơ cấu cổ đông, nghĩa là giảm dần tỷ lệ sở hữu cổ đông nhỏ lẻ bằng các nhà đầu chiến lược, doanh nghiệp nước ngoài. Tập đoàn Xây dựng Woomi (Woomi Construction) vừa hoàn thành mua 10,26 triệu cổ phiếu BCG, tương đương nắm giữ 9,5% và trở thành cổ đông lớn chiến lược của Bamboo Capital từ ngày 16/5/2018. Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, bên cạnh Woomi Construction, các cổ đông tổ chức của Công ty bao gồm Tập đoàn DOJI, Imperial Dragon Investments Limited (Hồng Kông).

Mong đô-mi-nô trong dự án năng lượng tái tạo
Thành công của Dự án Phát triển năng lượng tái tạo (REDP) qua thực tế 19 dự án thuỷ điện được tài trợ khiến cơ hội nhân rộng mô hình này cho...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư